Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật về hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 42 - 44)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật về hợp

hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hiện nay, các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong các văn bản pháp luật nước ta còn chung chung, thiếu tính cụ thể. Vì thế rất khó trong việc áp dụng vào thực tế. Do đó cần bổ sung và sửa đổi thêm một số quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ nhất, sửa đổi quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp

đồng. Đề xuất sửa đổi là: “Trong trường hợp bên đề nghị có ấn định thời hạn chờ trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn chờ trả lời thì lời chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời”.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về chế tài thương mại.

+ Xây dựng lại khái niệm về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, cụ thể, thay vì quy định “bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng” thì nên sửa lại là “bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng”. Nếu được như vậy, sẽ khắc phục được tình trạng quy định của Luật đặt ra nhưng thiếu tính khả thi, do khơng sát thực tế.

+ Đối với chế tài phạt vi phạm: Nên bỏ quy định về mức trần phạt vi phạm hợp đồng như hiện nay. Bởi lẽ, nó sẽ làm hạn chế quyền tự do định đoạt, tự do thỏa thuận của các thương nhân trong hoạt động thương mại. Việc quy định mức trần phạt vi phạm đã phần nào vơ hiệu hóa những thỏa thuận đó của thương nhân, dẫn đến một hậu quả là mục đích của quy định về chế tài phạt khơng đạt được, hay nói cách khác, có những vụ việc trên thực tế nếu chỉ dừng lại giới hạn ở mức phạt khơng q 8% thì các thương nhân sẵn sàng vi phạm hợp đồng nếu lợi ích kinh tế của việc vi phạm đó mang lại nhiều hơn nhiều so với khoản tiền khơng quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm mà thương nhân phải chi trả cho bên bị vi phạm. Việc không quy định mức trần phạt vi phạm hợp đồng cũng phù hợp với cách quy định của BLDS 2015, thơng qua đó, nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng của các thương nhân cũng như đảm bảo sự tự do thỏa thuận của họ trong hoạt động thương mại.

+ Bổ sung quy định cụ thể về căn cứ, thời điểm chấm dứt áp dụng hình thức tạm ngừng thực hiện hợp đồng và nghĩa vụ của các bên khi căn cứ tạm ngừng thực hiện hợp đồng chấm dứt. Có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, tránh trường hợp lợi dụng việc áp dụng chế tài này để “chấm dứt” việc thực hiện các hợp đồng trên thực tế.

Thứ ba, cần sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm bảo quản hàng hoá (Điều

49- LTM 2005) để làm rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc bảo hành hàng hóa, các biện pháp bảo hành và thứ tự thực hiện các biện pháp bảo hành. Ngồi ra, để cân bằng quyền và lợi ích của các bên đối với vấn đề bảo hành hàng hoá, pháp luật cũng nên quy định chi tiết hơn về thứ tự và các trường hợp được lựa chọn các biện pháp bảo hành tương tự, như: yêu cầu bên bán sửa chữa khơng tính phí, giảm giá…Điều này vừa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của bên mua, vừa hạn chế được nhiều trường hợp bên mua gây ra hư hỏng cho hàng hoá.

3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện phápluật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội

Kể từ thành lập cho đến nay, tình hình kinh doanh của cơng ty khơng ngừng phát triển và mở rộng, số lượng các hợp đồng được giao kết tăng khá nhiều. Tuy nhiên, qua q trình thực tập tại cơng ty cũng như quan sát quá trình thực hiện hợp đồng mua bán tại công ty, người viết nhận thấy việc thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của cơng ty chưa thực sự tốt. Cơng ty cịn chưa nhạy bén, linh hoạt trong việc tiếp nhận, sửa đổi hợp đồng theo những quy định mới của pháp luật. Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán hàng hóa của cơng ty, một số nội dung các điều khoản trong hợp đồng cịn sơ sài, chưa rõ ràng. Vì vậy, cần phải có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội, người viết xin đưa ra một số đề xuất như sau:

Thứ nhất, đối với nội dung của hợp đồng: Việc công ty thường xuyên ký kết

những hợp đồng được soạn thảo theo mẫu có sẵn chắc chắn sẽ có rất nhiều tiện lợi, nó làm cho q trình xác lập diễn ra nhanh chóng và gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên, việc này cũng khiến công ty dễ chủ quan, không kiểm tra kỹ trước khi ký kết dẫn đến rủi ro khơng đáng có. Do đó, nội dung trong hợp đồng của công ty cần quy định chi tiết, chặt chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và giải quyết tranh chấp, thời gian hiệu lực, điều khoản lựa chọn luật điều chỉnh…Không dùng những từ ngữ khó hiểu hoặc có nhiều cách giải thích trong hợp đồng. Khơng cam kết những nội dung mà mình khơng biết hoặc khơng có thẩm quyền giải quyết.

Tóm lại, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hố càng chặt chẽ thì rủi ro của hợp đồng càng ít và cơng ty càng có cơ hội tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Nhưng nội dung của hợp đồng không phải là những nội dung cứng nhắc, thiếu linh hoạt mà

địi hỏi nó ln thay đổi phù hợp với yêu cầu khách quan, phù hợp với nhu cầu của các bên trong quan hệ hợp đồng. Do đó, cơng việc xây dựng nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá nên giao cho các cán bộ đàm phán, ký kết hợp đồng có kinh nghiệm và trình độ chun mơn vững vàng, bảo đảm tính linh hoạt và nhạy cảm trong các điều khoản thoả thuận của hợp đồng.

Thứ hai, đối với công tác bảo đảm thực hiện hợp đồng: Trong quá trình ký kết và

thực hiện hợp đồng mua bán hàng hố, cơng ty chưa chú trọng tới việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Khi thoả thuận điều kiện thanh tốn, cơng ty mới chỉ áp dụng biện pháp đặt cọc (30%-50% giá trị hợp đồng) để ràng buộc trách nhiệm giữa bên mua với bên bán. Tuy nhiên, biện pháp này lại rất dễ xảy ra rủi ro, điển hình như trường hợp khách hàng sau khi nhận đủ hàng rồi nhưng lại chậm trễ trong việc thanh tốn nốt số tiền cịn lại. Trong khi đó, cơng ty ln muốn giữ quan hệ với khách hàng nên sẽ khơng vì vấn đề này mà đưa ra cơ quan tài phán để giải quyết, như vậy hai bên đều khơng có lợi. Do vậy khi ký hợp đồng, công ty cần bổ sung thêm các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng như: thế chấp, bảo lãnh…Nếu khách hàng khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thanh tốn tiền thì cơng ty có quyền thơng qua các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ ba, đối với vấn đề nhân lực: trong bối cảnh nước ta đang hội nhập như hiện

nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cho nhân viên kinh doanh trong cơng ty thực sự cần thiết. Bởi có biết luật, hiểu luật thì những nhân viên này mới có thể áp dụng hợp đồng mua bán hàng hóa một cách chuẩn xác, tránh những tranh chấp khơng đáng có trong q trình giao kết. Vì vậy, cơng ty nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân viên bằng cách: cử cán bộ công ty tham gia những lớp tập huấn về pháp luật hợp đồng, tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội tham gia các hoạt động, hội thảo liên quan đến việc tuyên truyền pháp luật.

Để đảm bảo cho vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng được thuận lợi, công ty nên có bộ phận pháp chế hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn từ các văn phịng luật.

Để có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao công ty cần bỏ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học… Bên cạnh đó, cơng ty cũng cần có chính sách tuyển nhân viên hợp lý, thông qua chế độ tiền lương, thưởng để thu hút nhân tài bên ngoài cũng như để phát hiện nhân tài bên trong công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)