Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 35)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội

Khái quát chung về công ty

- Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH HÀ NỘI

- Tên giao dịch: Ha noi Reefrigeration Electrical Engineering Joint Stock Company

- Tên viết tắt: CDL., JSC - Mã số thuế: 0101858210

- Địa chỉ: Số 219, tổ 44, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. - Điện thoại: (024)6673.1309/ 0913518343 - Fax: (024) 3767.2813 - Website: www.codienlanhhanoi.com.vn

- Đại diện pháp luật: Nguyễn Hồng Chiến - Ngày cấp giấy phép: 03/01/2006

- Ngày hoạt động: 03/01/2006 Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội là nhà cung cấp các thiết bị lạnh, Panel kho lạnh phục vụ cho nghành công nghiệp lạnh như:

• Hệ thống kho lạnh: cấp đơng, bảo quản phục vụ cho thương mại, nơng sản, hải sản.....

• Hệ thống làm lạnh nước, glycon, cồn bảo quản bia.

• Hệ thống điều hồ trung tâm cho siêu thị, khách sạn, nhà hàng, nhà ở cao cấp. • Sản xuất Panel PU, EPS lắp đặt kho lạnh, phòng sạch để sản xuất thiết bị điện tử. • Sản xuất cửa Inốc bản lề, cửa trượt.

2.3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội thường xuyên giao kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác, khách hàng. Dưới đây là thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty mà người viết đã tìm hiểu trong quá trình thực tập:

2.3.2.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa của cơng ty

Số lượng, chất lượng hàng hóa

- Về số lượng: Khi cơng ty đóng vai trị là bên nhận hàng, trong q trình kiểm tra khi giao nhận, nếu công ty phát hiện ra sự thiếu hụt hàng hố thì cơng ty sẽ tìm nguyên nhân của sự thiếu hụt để quy trách nhiệm vật chất. Nếu sản phẩm giao khơng đúng số lượng thì cơng ty sẽ thanh tốn theo số thực nhận, số sản phẩm thiếu thì bên giao phải giao tiếp sau đó. Và ngược lại, nếu cơng ty đóng vai trị là bên giao hàng, đối tác cũng áp dụng như vậy.

- Khi thực hiện điều khoản về chất lượng hàng hố, cơng ty và đối tác thoả thuận trên cơ sở các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty đã đăng ký tại cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nhà nước có thẩm quyền. Khi giao nhận, bên mua phải kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Với điều khoản này, công ty luôn cố gắng đảm bảo cho khách hàng được nhận hàng hóa có chất lượng cao, được giao với số lượng theo đúng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, công ty là nhà phân phối cho các hãng máy nổi tiếng như: Sanyo, Daikin, Tosiba, Hitachi, Mycom…các sản phẩm đều có chất lượng tốt, độ bền cao.

Địa điểm, thời điểm giao hàng

Các hợp đồng mua bán hàng hóa của cơng ty thường được giao tại kho bãi của bên mua. Cơng ty có trách nhiệm vận chuyển hàng tới đúng nơi quy định và phải đảm bảo an tồn cho hàng hóa trong q trình vận chuyển cho tới khi giao hàng. Thời điểm giao hàng, nhận hàng là thời điểm mà việc giao nhận được thực hiện. Và ngược lại, trong trường hợp công ty nhập nguyên liệu, bên cung ứng cũng sẽ giao hàng tại xưởng sản xuất của công ty.

Phương thức thanh toán

Theo sự thỏa thuận trong hợp đồng, các bên sẽ thanh tốn trực tiếp bằng tiền hoặc chuyển khoản thơng qua các ngân hàng mà các bên mở tài khoản. Để phù hợp cho việc thực hiện hợp đồng, thông thường cơng ty thường lựa chọn phương thức thanh tốn một phần( 30-50% giá trị hợp đồng) để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, sau khi hàng được giao nhận đầy đủ sẽ thanh tốn nốt phần cịn lại. Tuy nhiên, tính rủi

ro của phương thức này cũng khá cao, bởi vì đơi khi có trường hợp sau khi giao hàng xong, số tiền cịn lại cơng ty không nhận được đúng hạn như đã thoả thuận.

2.3.2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hình thức hợp đồng

Cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội có đối tác khá đa dạng nên đòi hỏi những hợp đồng mua bán hàng hố của cơng ty cũng phải đa dạng về hình thức giao kết cho phù hợp với điều kiện thực tế. Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng có thể được ký kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ những trường hợp mà pháp luật bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hố phải bằng văn bản.

Ở cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội, do điều kiện gặp gỡ, trao đổi giữa công ty và bạn hàng là thuận lợi nên cơng ty thường sử dụng hình thức giao kết bằng văn bản và ký trực tiếp. Đó là hình thức hai bên trực tiếp gặp nhau và cùng ký vào văn bản hợp đồng. Việc gặp gỡ trực tiếp giữa các bên có thể diễn ra tại văn phịng cơng ty hoặc tại văn phịng của cơng ty bạn hàng. Hình thức này gồm nhiều loại khác nhau như: Hợp đồng mua bán hàng hoá mẫu, hợp đồng mua bán hàng hoá được soạn thảo riêng lẻ...

2.3.2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về trình tự giao kết hơp đồng mua bán hàng hố

Cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội sử dụng hai hình thức giao kết hợp đồng, đó là: giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp.

- Phương thức ký kết trực tiếp: hai bên gặp gỡ trực tiếp để trao đổi về mọi điều kiện bn bán, trong đó khách hàng có thể đến cơng ty để đưa ra các điều kiện của mình hoặc cơng ty chủ động đến gặp khách hàng đưa cho họ đơn giá về sản phẩm mà họ đang có nhu cầu. Phương thức này được công ty sử dụng thường xuyên và phổ biến, gồm các giai đoạn sau:

+ Giai đoạn liên hệ, tìm đối tác có nhu cầu mua hàng hố của cơng ty: việc chủ động tìm kiếm khách hàng của cơng ty vẫn cịn hạn chế, chưa mở rộng, phần lớn đều là khách hàng chủ động đặt hàng, liên hệ với công ty thông qua các phương tiện truyền thông.

+ Giai đoạn giao kết: Hai bên sẽ trao đổi trực tiếp tại văn phịng cơng ty, nội dung đàm phán là thoả thuận những điều khoản về số lượng, giá, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán, thời gian giao nhận hàng hoá.

+ Giai đoạn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hố: Những hợp đồng của cơng ty có thể là đã được thành lập mẫu hoặc được soạn thảo riêng lẻ, đa số là hợp đồng theo mẫu.

Khi hợp đồng đã được soạn thảo xong, đại diện của hai bên ký vào hợp đồng và hợp đồng đó chính thức có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan.

- Phương thức giao kết gián tiếp: thường áp dụng cho ác đơn hàng nhỏ lẻ, có giá trị thấp. Đối tác của công ty trong trường hợp này thường là người tiêu dùng, hộ gia đình có nhu cầu mua và lắp đặt sản phẩm tại nhà. Trình tự giao kết theo phương thức này bao gồm: đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Trong các hợp đồng mua bán hàng hố mà cơng ty đã ký kết thì số lượng hợp đồng được Cơng ty ký kết bằng phương thức trực tiếp chiếm đến 85%. Hợp đồng được ký kết bằng phương thức gián tiếp chỉ được dùng khi khách hàng ở xa, giữa công ty và khách hàng gặp gỡ sẽ mất nhiều thời gian.

2.3.2.4. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế tài áp dụng đối với việc vi phạm hợp đồng mua bán hàng hố

Trong q trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hố, vi phạm hợp đồng là việc khó tránh khỏi. Vi phạm nghiêm trọng tất sẽ có tranh chấp.Tuy nhiên, với tiêu chí hợp tác thiện chí, lâu dài, khi có tranh chấp với khách hàng, Cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh luôn tránh để pháp luật can thiệp giải quyết. Vì vậy, đa số các vụ việc vi phạm hợp đồng của công ty chỉ dừng lại ở mức buộc thực hiện đúng hợp đồng, rất ít trường hợp sử dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Xuất phát từ thiện chí của công ty mong muốn đối tác, khách hàng thực hiện đúng hợp đồng, buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài thương mại được công ty Cổ phần Cơ điện lạnh sử dụng nhiều nhất khi có vi phạm hợp đồng xảy ra. Trong trường hợp bên vi phạm là đối tác, công ty sẽ lập tức thông báo cho bên đối tác để họ nhanh chóng xử lý, giao lại hàng hóa đáp ứng yêu cầu đã đề ra trong hợp đồng. Với tiêu chí hợp tác thiện chí, thường thì cơng ty sẽ gia hạn cho bên bán sản phẩm thêm một khoảng thời gian hợp lý để họ có thời gian khắc phục sự vi phạm hợp đồng.

Về phía cơng ty, khi đóng vai trị là bên bán sản phẩm, cũng có trường hợp cơng ty khơng thực hiện đúng hợp đồng và bị đối tác áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Trong trường hợp đó, cơng ty ln nhanh chóng giải quyết và khắc phục sự cố một cách tốt nhất, nhờ sự linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết tình huống nên mối quan hệ hợp tác giữa hai bên vẫn được duy trì rất tốt. Nhưng về phía cơng ty sau mỗi lần vi phạm như vậy sẽ là một bài học để công ty rút kinh nghiệm. Bởi vì, nếu vi phạm này cịn tái diễn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty và có thể những khách hàng sau sẽ không thông cảm cho công ty như khách hàng trước đó. Khi đó trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm sẽ khó tránh khỏi.

Chế tài phạt vi phạm

Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh thường chỉ thoả thuận các điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng với các hợp đồng có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên hoặc khi có yêu

cầu của đối tác. Theo đó, cơng ty và đối tác sẽ thoả thuận về các trường hợp áp dụng chế tài phạt vi phạm, mức phạt vi phạm…nhưng luôn tuân thủ đúng quy định của Luật thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015. Do nhận thức được việc vi phạm những hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm sẽ gây ra hậu quả rất lớn nên công ty luôn cố gắng thực hiện đúng, hạn chế để xảy ra sai sót. Tuy nhiên, cơng ty chưa có bộ phận pháp chế dẫn đến việc nắm bắt pháp luật về hợp đồng cịn hạn chế, vì vậy, cơng ty cũng đã có lần bị đối tác phạt vi phạm hợp đồng, nhưng số lần bị phạt của cơng ty rất ít và số tiền bị phạt cũng không quá lớn.

Chế tài bồi thường thiệt hại

Trong kinh doanh, để duy trì mối quan hệ làm ăn với khách hàng và đối tác, công ty Cổ phần Cơ điện lạnh rất hạn chế sử dụng chế tài này. Công ty chỉ áp dụng chế tài này trong trường hợp công ty phải chịu những thiệt hại thực tế hay mất đi những khoản lợi mà lẽ ra công ty được hưởng. Trong 5 năm từ 2012-2017, công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội đã áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khoảng 30 lần.

2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

2.4.1. Về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá

 Ưu điểm

Kể từ khi ra đời, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa của nước ta đã gặt hái được nhiều thành cơng đáng kể, góp phần khơng nhỏ vào cuộc sống phát triển hội nhập kinh tế đất nước. BLDS 2015 và LTM 2005 đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra một cách hiệu quả. Khơng những bảo đảm quyền, lợi ích của mỗi bên mà cịn tạo điều kiện hướng dẫn các chủ thể về nội dung thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa. LTM 2005 quy định khá rõ ràng, chi tiết và phù hợp với thực tế về các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa, quy định cụ thể từ hình thức hợp đồng cho đến các quy định về thời gian, địa điểm giao hàng, kiểm tra hàng hóa và chuyển rủi ro. Bên cạnh đó, LTM 2005 đã quy định khá chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của nước ta vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế nhất định.

Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa thiếu sự thống nhất

giữa các văn bản luật có liên quan, điển hình là giữa BLDS 2015và Luật Thương mại 2005 vẫn tồn tại một số điểm bất đồng trong khi cùng quy định về một vấn đề.

Thứ hai, nhiều quy định của pháp luật cịn mang tính chung chung, thiếu tính khả

mại 2005.

Thứ ba, nhiều quy định của pháp luật cịn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc

áp dụng vào thực tế. Ví dụ như các quy định về tạm ngừng thực hiện hợp đồng. 2.4.2. Về việc thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hố tại cơng ty

Ưu điểm

Từ thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội, có thể thấy rằng cơng ty đã rất chú trọng đến việc thực hiện các điều khoản quy định trong hợp đồng. Điều này đã mang lại rất nhiều hợp đồng có giá trị cao cho cơng ty, đồng thời tránh được những tranh chấp phát sinh trong quá trình mua bán.

- Những sản phẩm mà cơng ty phân phối đều có chất lượng tốt, độ bền cao. Điều này đã giúp cho cơng ty có số lượng khách hàng, đối tác kinh doanh lớn và lâu dài dẫn đến số lượng hợp đồng tăng lên đáng kể.

- Hợp đồng mua bán hàng hố tại cơng ty thường được soạn thảo sẵn để giảm tối đa thời gian ký kết hợp đồng. Với công việc soạn thảo này, công ty đã tiết kiệm được nhiều thời gian phải soạn thảo chi tiết, cụ thể trong mỗi lần giao kết hợp đồng.

- Trong suốt q trình hoạt động, khơng có tranh chấp lớn nào xảy ra dẫn đến kiện tụng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cơng ty. Bởi khi có tranh chấp, cơng ty và đối tác thường lựa chọn phương thức thương lượng để cùng tìm ra biện pháp giải quyết.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, việc thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hố tại cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục. Cụ thể:

- Cơng ty chưa có bộ phận pháp chế, vì vậy chưa có bộ phận chuyên trách để tiến hành thực hiện các vấn đề liên quan đến pháp luật trong công ty, đa số các tranh chấp được giải quyết thơng qua con đường hịa giải, tự thỏa thuận. Do đó, nếu có tranh chấp lớn xảy ra, công ty sẽ phải nhờ đến sự tư vấn và giúp đỡ của công ty luật chứ không thể tự mình giải quyết. Bên cạnh đó việc tun truyền pháp luật đến các nhân viên trong cơng ty vẫn cịn rất hạn chế.

- Tham khảo các hợp đồng mua bán hàng hố được soạn thảo sẵn của cơng ty, người viết nhận thấy các điều khoản trong hợp đồng cịn thiếu tính cụ thể rõ ràng, chưa mang tính ràng buộc chặt chẽ. Ví dụ như điều khoản thanh tốn trong hợp đồng thường ghi là: "Bên A thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho bên B…" mà không quy định đồng tiền thanh tốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)