Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 28 - 29)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.2. Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

Một hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định. Hợp đồng mua bán hàng hóa theo nghĩa rộng nó là một giao dịch dân sự, vì vậy, để có hiệu lực, trước tiên nó cần phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, điều kiện này được quy định trong Điều 117- BLDS 2015. Bên cạnh những điều kiện chung có tính ngun tắc đó, để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực cần tuân thủ một số điều kiện khác như:

Thứ nhất, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ

thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là thương nhân. Khi tham gia hợp đồng mua bán với mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Cịn trong trường hợp mua bán hàng hóa có điều kiện thì các thương nhân phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người đại diện hợp

pháp của các bên. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán, tại điều 142- BLDS 2015, theo đó ngươi khơng có quyền đại diện giao kết, thực hiện mua bán sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ một trong các trường hợp: người được đại diện đã công nhận giao dịch; người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình khơng có quyền đại diện. So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã thêm một số điều khoản loại trừ đối với trường hợp giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Cụ thể, trong trường hợp này, BLDS 2005 chỉ có một điều khoản loại trừ, đó là trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý.

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa khơng vi phạm

điều cấm của pháp luật, khơng trái với đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán phải là hàng hóa được kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Để hợp đồng

mua bán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận (thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể). Hình thức của hợp đồng khơng phải là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực, nó chỉ là điều kiện có hiệu lực khi pháp luật có quy định. Trường hợp các bên khơng tn thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc hợp đồng đó phải tn thủ

về hình thức thì hợp đồng mua bán bị vơ hiệu.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)