6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2.6. Quy định về chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hoá
2.2.6.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một hình thức chế tài được áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm. Luật thương mại 2005 có đưa ra định nghĩa về chế tài này như sau: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”.
Từ định nghĩa trên, có thể thấy tính khả thi của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng cần phải được xem xét. Cụ thể, việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm “thực hiện đúng hợp đồng” sẽ không thể thực hiện được trong trường hợp có hành vi vi phạm về mặt thời gian. Ví dụ, trong một hợp đồng, bên A yêu cầu bên B phải giao hàng vào ngày 28/02/2018, nhưng bên B lại giao hàng không đúng hạn. Trong trường hợp này rõ ràng bên A không thể buộc bên B thực hiện đúng hợp đồng (giao hàng vào ngày 28/02) được. Như vậy, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này không khả thi.
không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”. Quy định như vậy đã làm cho chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng trở thành vô giá trị bởi vì ngay cả trường hợp bên vi phạm khơng thực hiện chế tài này thì cũng khơng chịu bất kì trách nhiệm bổ sung nào mà chỉ chịu các hình thức chế tài như phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại hoặc tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng.
2.2.6.2. Phạt vi phạm
Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm trong những phạm vi sau đây: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; Xảy ra sự kiện bất khả kháng (như phải thi hành khẩn cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điêm giao kết hợp đồng (Điều 294- Luật Thương mại 2005).
Với quy định về mức phạt vi phạm, trong khi LTM 2005 quy định: "Mức phạt
đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm"( Điều 301) thì Khoản 2 Điều 418- BLDS 2015 lại quy định:" Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận" và không giới hạn mức phạt vi phạm tối đa. Như vậy
giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt về quy định mức phạt vi phạm. Mức phạt theo Luật Thương mại 2005 các bên thoả thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trong khi BLDS 2015 lại không đưa ra mức tối đa cho mức phạt vi phạm này.
2.2.6.3. Bồi thường thiệt hại
Là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong quan hệ hợp đồng trên cơ sở các điều kiện sau đây: Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế xảy ra; Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Tại Điều 418- Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mối quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm như sau: "Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm".
Giữa BLDS 2015 và LTM 2005 có sự khác biệt khi quy định về mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm. Trong khi BLDS 2015 quy định " Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm " thì LTM 2005 lại quy định: “Trong trường hợp các bên khơng có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Như vậy, theo BLDS 2015 thì quyền địi tiền phạt vi phạm là quyền đương nhiên của bên bị vi phạm, cịn theo Luật Thương mại 2005 thì quyền địi bồi thường thiệt hại mới là quyền đương nhiên của bên bị vi phạm. Nếu bên bị vi phạm muốn áp dụng cả hai chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì "phải thoả thuận về phạt vi phạm trong hợp đồng" (theo LTM 2005); "phải thoả thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải BTTH trong hợp đồng" (theo BLDS 2015).
2.2.6.4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 308 Luật Thương mại 2005). Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cịn hiệu lực; bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 309- Luật Thương mại 2005).
Khi chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng, hậu quả pháp lý đối với hợp đồng này là hợp đồng vẫn cịn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm đó gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Như vậy về bản chất, việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng đó sẽ tiếp tục được thực hiện trong tương lai khi điều kiện áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng chấm dứt. Vấn đề đặt ra, sau khi áp dụng biện pháp này, thời điểm nào sẽ được coi là chấm dứt việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng? Căn cứ nào để một bên yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng đã bị tạm ngừng thực hiện? Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện do bên tạm ngừng tự động thực hiện hay theo yêu cầu của bên có hành vi vi phạm hợp đồng?
2.2.6.5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ thực hiện hợp đồng; một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 310- Luật Thương mại 2005). Khi hợp đồng đã bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thơng báo đình chỉ. Các bên khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền u cầu bên kia thanh
tốn hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2.2.6.6. Hủy bỏ hợp đồng
Hủy hợp đồng bao gồm hủy bỏ một phần hợp đồng và hủy bỏ toàn bộ hợp đồng. Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm do luật quy định và do hai bên thỏa thuận.
2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội.