6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1. Một số định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng
bán hàng hóa
Nền kinh tế Việt Nam ngày đang từng bước phát triển và hội nhập quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hố đã có nhiều tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên, để thực hiện được việc cơng khai, minh bạch hố pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá, đảm bảo để mọi cơ quan, tổ chức đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá một cách dễ dàng theo như mục tiêu của Nhà nước đề ra thì địi hỏi hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cần thống nhất và rõ ràng hơn nữa. Nói một cách cụ thể, để các chế định hợp đồng trong BLDS 2015 và LTM 2005 tiếp tục phát huy vai trị tích cực của nó trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải được hồn thiện ở các vấn đề sau:
Thứ nhất, đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật: chỉ nên quy định
trong BLDS 2015 các quy định có tính chất chung, có tính khái qt cao, bảo đảm tính ổn định của pháp luật hợp đồng. Khơng nên đưa vào BLDS 2015 các quy định về các loại hợp đồng chuyên biệt mà để cho các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Nếu có đưa một loại hợp đồng nào đó vào trong BLDS 2015 thì khơng nên quy định ở văn bản pháp luật khác nữa để tránh trùng lặp, chồng chéo. Cụ thể như đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, chỉ nên quy định những vấn đề chung nhất trong BLDS 2015, còn lại cần quy định cụ thể, chặt chẽ và có tính khả thi hơn trong LTM 2005.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định chung của pháp luật về hợp đồng vào BLDS
2015 như: khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng, phạt hợp đồng, các loại hợp đồng...Ngoài ra, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua bán hàng hoá phải xuất phát từ đường lối đổi mới kinh tế, xã hội nói chung, của Đảng, Nhà nước và đặc trưng của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn thi hành luật trong quy định
về giao kết và thực hiện hợp đồng khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và hiểu được đúng tinh thần mà luật đòi hỏi.
Thứ tư, các quy định của pháp luật về mua bán hàng hoá cần đảm bảo sự tương
chế và điều kiện giao dịch của doanh nghiệp, pháp nhân, tổ chức trong mối quan hệ với pháp luật hợp đồng; cần làm cho pháp luật hợp đồng của Việt Nam tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
Thứ năm, nâng cao cơng tác tun truyền, phố biến pháp luật nói chung, pháp
luật về mua bán hàng hố nói riêng cho người lao động tại các doanh nghiệp.