Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá là một đề tài khá rộng, nhưng vì giới hạn dung lượng luận văn không cho phép, người viết không thể đi sâu nghiên cứu kỹ

được hết tất cả các vấn đề liên quan đến đề tài này. Dưới đây là một số vấn đề mà người viết nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu:

Vấn đề thời điểm chuyển rủi ro

Hoạt động thương mại thường gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa bởi vì hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận chuyển và hàng hóa thường bị mất mát, hư hỏng trong quá trình chuyên chở. Rủi ro là điều mà khơng ai muốn. Vì vậy, việc xác định thời điểm, từ thời điểm đó người bán hết phải chịu rủi ro và người mua bắt đầu phải chịu rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Có thể nói rằng, vì tính quan trọng của nó nên thời điểm rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định bởi những quy định đặc biệt. Từ thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua, người mua phải chịu hậu quả của việc hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển do những tình huống bất thường. Để buộc người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của hàng hóa hay hàng hóa bị thiếu, người mua phải chứng minh được rằng, hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng trước thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua. Theo nguyên tắc, thời điểm chuyển rủi ro sang người mua liên quan đến hai sự kiện pháp lý hoàn toàn khác nhau: thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm giao hàng. Việc xác định thởi điểm rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua là một việc khơng đơn giản. Vì thế, đây cũng là một đề tài cấp thiết cần nghiên cứu.

Vấn đề thời điểm chuyển quyền sở hữu

Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa của bên bán cho bên mua là việc bên bán chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hàng hóa cho bên mua. Như vậy, sau khi được chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa, bên mua sẽ trở thành người chủ thực sự đối với những hàng hóa đó với đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu như đã nêu. Với việc xác định quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao hay chưa, địa điểm, thời gian chuyển quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tài sản của doanh nghiệp, giải quyết phá sản và đặc biệt là để xác định trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa. Thời điểm mà hàng hóa được chuyển giao là thời điểm nào thì LTM 2005 khơng quy định rõ, chuyển giao về mặt pháp lý hay chuyển giao trên thực tế? Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là pháp luật cần phải quy định thật rõ ràng, cụ thể đến mức cao nhất có thể về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong LTM 2005.

KẾT LUẬN

Qua việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nôi đã cho thấy công ty đã cố gắng thực hiện tốt các hợp đồng để mang lại kết quả kinh doanh cao hơn nữa, khẳng định vị trí của cơng ty tại thị trường Việt Nam.

Nhìn chung, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá của nước ta đã tạo ra được một hành lang pháp lý ban đầu, góp phần đáng kể vào việc điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường chuyển biến không ngừng, giao lưu kinh tế mở rộng, các quan hệ kinh tế trở nên đa dạng và phức tạp, thì quan hệ mua bán hàng hố cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Việc hồn thiện các văn bản pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hố nói riêng vẫn rất cần được quan tâm. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về HĐMBHH sao cho đồng bộ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của văn bản pháp luật khác trong nước và quốc tế, tiến tới tạo sự công bằng cho thương nhân trong nước và thương nhân nước ngồi.

Khóa luận đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc thực hiện HĐMBHH đáp ứng nhu cầu thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn pháp luật HĐMBHH ở nước ta ngày càng trở nên phát triển đồng thời giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh khỏi những rủi ro, kinh doanh hiệu quả trong HĐMBHH, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật về HĐMBHH nói riêng. Bên cạnh đó, các thương nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng cần phải trau dồi kiến thức hiểu biết của mình, cập nhật thơng tin pháp luật nhanh chóng cần thiết để có thể tự tin trong ký kết và thực hiện HĐMBHH.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Dân sự 2015. 2. Luật Thương mại 2005.

3. Luật Trọng tài Thương mại 2010.

4. Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013.

5. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của chính phủ quy định chi tiết về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh.

6. Nghị định 43/2009/NĐ-CP bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.

II. Giáo trình và sách tham khảo

1. Nguyễn Hợp Tồn- chủ biên (2005), Giáo trình Pháp luật kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. Phạm Duy Nghĩa (2002), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Viết Tý- chủ biên (2006), Giáo trình Luật Thương mại (tập 2), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Đại học Luật Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Dung- chủ biên (2011), Hỏi & đáp luật thương mại, Nhà xuất bản Chính trị- hành chính, Hà Nội.

III. Tài liệu của Cơng ty

1. Điều lệ công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội.

2. Hồ sơ năng lực của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội.

3. Các hợp đồng mua bán hàng hóa mà Cơng ty Cổ phần Cơ điện lạnh Hà Nội đã ký kết.

I. Các trang mạng tham khảo

1. https://www.tracuuphapluat.info/

2. http://thongtinphapluatdansu.blogspot.com/. 3. http://doc.edu.vn/.

4. http://www.hcmulaw.edu.vn/ 5. https://www.law.cornell.edu/ucc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)