6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về hợp đồng mua
đồng mua bán hàng hóa
2.1.1. Tổng quan tình hình
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định nhưng nhìn chung được coi là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung các chế định về hợp đồng đã phần nào quán triệt, thể chế hố các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, cụ thể hoá các quyền về kinh tế, dân sự của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thơng qua việc các bên được tồn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi có vi phạm. LTM 2005 phù hợp với nguyên tắc tự do hoạt động thương mại đã được khẳng định tại Điều 33- Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tự do ở đây được thể hiện trong nội dung của hợp đồng, tức là các bên mua bán hàng hóa có thể tự do thỏa thuận để tìm ra những điều khoản thuận lợi nhất cho các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng. Bên cạnh đó, việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa một các chi tiết và chặt chẽ sẽ tạo cảm giác yên tâm cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại. Việc quy định như vậy thể hiện ràng buộc đối với các bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên cịn lại giúp cho các thương nhân có ý thức tơn trọng hợp đồng. Thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa ở nước ta từ khi thực thi LTM 2005 đã phát triển một cách đa dạng. Ví dụ như số hợp đồng được giao kết giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều, trong khi đó số vụ tranh chấp trong lĩnh vực thương mại được giải quyết một cách nhanh gọn do nghĩa vụ của các bên được quy định chi tiết và cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
Nhân tố chủ quan
- Con người: Con người đóng vai trị trung tâm, là chủ thể chính của mọi hoạt động, quyết định trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghệp. Trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý kinh doanh của đội ngũ cán bộ tốt sẽ đảm bảo được kế hoạch sản
xuất của doanh nghiệp đề ra, kinh nghiệm trong hoạt động mua bán hàng hóa mà họ tích luỹ được sẽ giúp doanh nghiệp có uy tín với khách hàng, trở nên năng động hơn trong q trình thực hiện các cơng tác của hoạt động mua bán hàng hóa, vì thế hạn chế được khả năng phát sinh rủi ro, phức tạp sau này.
- Tài chính: tài chính hay vốn là nhân tố vơ cùng quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như hoạt động mua bán hàng hóa. Nguồn tài chính của doanh nghiệp càng dồi dào thì cơ hội phát triển trong hoạt động mua bán hàng hóa cũng như hoạt động kinh doanh càng lớn.
Nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế: Việc Việt Nam trở thành thành viên của nhiều tổ chức khu vực và thế giới (WTO,…), tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), mở rộng quan hệ kinh tế song phương với hàng loạt quốc gia...đã góp phần cải cách thể chế kinh tế thị trường ngày một thơng thống. Hoạt động thương mại nói chung, hoạt động mua bán hàng hố nói riêng theo đó cũng phát triển hơn để có thể hội nhập quốc tế. Các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa của doanh nghiệp hiện nay dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóa như một cơng cụ hữu hiệu để thỏa thuận các điều khoản giữa các bên.
- Mơi trường chính trị, pháp luật: Sự ổn định về chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. Các chính sách bao gồm luật, các văn bản dưới luật…tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Hiện nay, việc gia nhập vào xu hướng tồn cầu hóa trên thế giới đã kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ của các quan hệ xã hội và nhiệm vụ của pháp luật là phải kịp thời dự liệu, điều chỉnh để thích ứng với các quan hệ xã hội mới phù hợp với xu thế. Điều đó địi hỏi hệ thống pháp luật của Việt Nam, trong đó bao gồm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa phải ln ln có sự cập nhật, sửa đổi để phù hợp với thời kỳ mới.