Yêu cầu pháp luật về bảo vệ quyển của lao động nữ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của khóa luận

1.5. Yêu cầu pháp luật về bảo vệ quyển của lao động nữ

Pháp luật của các quốc gia đều hướng tới mục tiêu bảo vệ người lao động trong đó có lao động nữ đặt trong sự hài hịa với lợi ích của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nhiều chủ sử dụng chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của mối quan hệ lao động ổn định hài hòa nên đặt nặng việc khai thác tối đa lợi nhuận mà chưa quan tâm đến việc bảo đảm quyền của lao động nữ. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ như: Công ước về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ước số 100 năm 1996 về trả cơng bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một cơng việc có giá trị ngang nhau; Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Cơng ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị…

Một trong những yêu cầu thiết yếu đặt ra về pháp luật bảo vệ quyền của người lao động là việc đảm bảo được sự bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong xã hội. Công bằng xã hội là một trong những mục tiêu mà Chính phủ hầu hết các nước trên thế giới đang hướng tới. Khi cơng bằng và bình đẳng được nâng cao thì xã hội sẽ ổn định hơn và sự đồn kết trong xã hội được chặt chẽ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, vai trò đầu tiên của Nhà nước là tạo ra một “sân chơi bình đẳng” cho cả nam và nữ. Điều này có nghĩa là phải bảo vệ quyền cơ bản cho tất cả mọi người. Trong những năm gần đây, quyền lợi và nghĩa vụ của người phụ nữ nước ta ngày càng được thể chế hóa một cách rõ ràng, cụ thể về con đường đưa phụ nữ đi tới bình đẳng, tự do, phát triển. Chủ trương, đường lối, chính sách xây dựng quan hệ lao động hài hịa, ổn định tiến bộ của Đảng và Nhà nước được nhấn mạnh trong yêu cầu xây dựng khung pháp lý đảm bảo sự đồng bộ, không xảy ra mâu thuẫn, xung đột pháp luật nhằm phát triển

quan hệ lao động theo hướng lành mạnh. Do đó, hồn thiện pháp luật về quyền của lao động nữ khơng chỉ hồn thiện các quy định tại BLLĐ và Văn bản hướng dẫn BLLĐ mà phải hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật khác liên quan để đảm bảo hiệu quả và cơng bằng trong chính sách về đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội và hưu trí; đảm bảo lao động nữ tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho lao động nữ; củng cố, tăng cường vị trí, vai trị thúc đẩy và đảm bảo quyền của họ.

Việc xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ quyền cho người lao động nữ còn cần được điều chỉnh theo yếu tổ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người lao động. Phụ nữ được coi là một trong những nhóm dễ bị tổn thương theo pháp luật nhân quyền quốc tế, đồng thời là nhóm đơng nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Do vậy vấn đề quyền của phụ nữ nói chung và quyền của lao động nữ cần được quan tâm một cách đặc biệt. Trong thời đại mới, bên cạnh vai trị quan trọng trong gia đình, người phụ nữ cịn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đóng góp khơng nhỏ vào lực lượng lao động, tuy nhiên ngồi ra phụ nữ cịn những đặc điểm riêng biệt, do vậy việc đảm bảo quyền của lao động nữ cần được dựa trên những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với tâm sinh lý. Trong tất cả các nhóm quyền của phụ nữ, quyền lao động được đánh giá là quyền quan trọng nhất, bởi lẽ việc được đảm bảo quyền này là điều kiện cần để phụ nữ thực hiện được các nhóm quyền khác như quyền học tập, quyền được giải trí, quyền được hưởng an sinh xã hội...

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN HỒNG HÀ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)