Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 41 - 43)

6. Kết cấu của khóa luận

2.4 Đánh giá chung

2.4.1. Kết quả đạt được.

BLLĐ ra đời đánh dấu một bước về mặt lập pháp, lần đầu tiên người lao động có bộ luật riêng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt đối với lao động nữ – lực lượng lao động đông đảo trong xã hội – đã được ưu tiên có những quy định riêng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lao động nữ trong quan hệ lao động. Đến nay, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam tương đối hoàn thiện, được thể hiện ở nhiều văn bản luật, trong đó, thể hiện tập trung ở Hiến pháp, Luật HNGĐ, Luật Bình đẳng giới và Luật Phịng chống bạo lực gia đình. Hệ thống này ngày càng được hoàn thiện theo hướng phù hợp với yêu cầu của Công ước CEDAW- Cơng ước về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women) được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn và thông qua ngày 18-12- 1979. Cơng ước có hiệu lực từ tháng 9-1981. Sau khi tham gia Công ước CEDAW, Việt Nam đã tích cực nội luật hóa quy định của Cơng ước về bảo vệ quyền phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Tuy nhiên vậy, các quy định của Bộ luật Lao động cũng mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi; việc xây dựng quan hệ lao động theo hướng hài hòa, ổn định và tiến bộ cịn là một q trình đi liền với việc hồn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật, thực hiện pháp luật về bảo vệquyền phụ nữ ở Việt Nam quyền phụ nữ ở Việt Nam

Thứ nhất, các quy định liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới trong các văn bản pháp luật là những quy định chung chung về các quyền của công dân. Các quy định cịn nặng về định hướng, thiếu tính cụ thể về bình đẳng giới, thiếu tính cụ thể về bình đẳng giới, thiếu các biện pháp, cơ chế thực thi để đảm bảo bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ trên thực tế. Điều này dẫn đến các quy định của pháp luật chưa có tính khả thi cao.

Thứ hai, các quy định pháp luật phản ánh hai xu hướng khác nhau: Một số quy định cịn thể trung tính về giới, trong khi một số quy định lại xu hướng “ưu tiên” cho nữ.

Việc thực hiện bình đẳng giới và pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ còn một số tồn tại là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, do sự khiếm khuyết của hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ.

Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là từ khi Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành đã dành hẳn một chương quy định về quyền của lao động nữ. Tuy nhiên, hiện nay khung pháp lý và chính sách riêng biệt đối với lao động nữ cịn rất hạn chế. Các vấn đề chủ yếu được qui định dàn trải trong Bộ Luật Lao Động, Luật Bảo Hiểm Xã Hội, Luật Cư Trú, Luật Dân Sự.... không được thống nhất đồng bộ. Việc nghiên cứu tổng thể để đưa ra những chính sách phù hợp và có tính định hướng cụ thể có vai trị hết sức quan trọng, chỉ có như thế chúng ta mới có thể đảm bảo được quyền của người lao động nữ.

Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ cịn yếu và thiếu.

Ngồi việc ban hành qui định về quyền của lao động nữ thì cịn phải xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc bảo vệ quyền của lao động nữ. Theo đó nên tập trung vào các nhóm giải pháp như xử phạt, công bố rộng rãi về hành vi vi phạm, thậm chí có thể quyết định bắt buộc tạm dừng hoạt động...thì mới có thể tạo tính răn đe cao để người sử dụng lao động thực sự quan tâm đến quyền của lao động nữ.

Thứ ba, những trở lực từ yếu tố văn hóa – tư tưởng – nhận thức về quyền phụ nữ và bảo vệ quyền phụ nữ. Tư tưởng gia trưởng, trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân, đặc biệt là ở vùng nơng thơn, miền núi.

Hệ thống chính sách pháp lý dù có hồn thiện đến đâu thì cũng chỉ được phát huy vai trị của nó khi bản thân lao động nữ phải nhận thức đầy đủ quyền của mình. Từ việc nhận thức được quyền của mình họ mới có thể tự bảo vệ mình được. Bên cạnh đó các tổ chức như Cơng đồn, hội phụ nữ....vẫn chưa phát huy được vai trò hỗ trợ đối với lao động nữ để họ tiếp cận được qui định pháp luật để thực thi được quyền cũng như được bảo vệ khi có sự xâm hại quyền.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 41 - 43)