Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 43 - 44)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ

Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển bền vững sau gần ba mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về quyền của lao động đặc biệt là lao động nữ đã có những tiến bộ quan trọng. Nhiều luật, nghị định, thơng tư được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trong các lĩnh vực. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hố đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu.

Trong tình hình hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế thế giới, do đó cần phải thường xun rà sốt, xây dựng, hồn thiện chính sách pháp luật cho phù hợp. Thực tế cho thấy, các chính sách đối với lao động nữ và các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ chưa được hồn thiện một cách đồng bộ, nhiều chính sách áp dụng vào thực tế chưa thực sự có hiệu quả và khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, chưa động viên khuyến khích được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng các lao động nữ. Việc nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lao động nữ cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước, đại diện doanh nghiệp và Cơng đồn… Việc sửa đổi, bổ sung, hồn thiện chính sách pháp luật liên quan đến quyền của lao động nữ cần thực hiện theo tuần tự để đề ra các biện pháp khắc phục hoặc kiến nghị bổ sung sửa đổi cho phù hợp. Do vậy định hướng hồn thiện pháp luật có thể được tổng quát thành những vấn đề như sau:

Thứ nhất, những quy định về quyền của người lao động nữ cần phải bảo đảm và hướng tới việc mở rộng hơn nữa nhưng phải đặt trong một khuôn khổ, giới hạn nhất định, tránh sự lạm quyền cũng như vẫn bảo đảm quyền lợi của NLĐ.

Thứ hai, cần khắc phục những bất hợp lý của các quy định hiện hành, đảm bảo sự hợp lý, tính thống nhất trong điều chỉnh và thực thi pháp luật, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống pháp luật lao động đẩy đủ và khả thi hơn.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động cần dung hoà những yêu cầu đổi mới và linh hoạt của thị trường lao động và nền kinh tế mới với tính bền vững trong bảo vệ người lao động. Nếu khơng bảo vệ tốt và đề cao vai trị của người lao động thì khơng khai thác được nguồn lực cho sự phát triển vì họ sẽ kém tích cực, ít đầu tư vào sức lao động, xã hội không ổn định… Nếu bảo vệ người lao động đến mức khơng tính đến u cầu của sự phát triển chung, chấp nhận cả thói quen vơ kỷ luật của họ thì lại có thể kìm hãm sự phát triển… Điều đó địi hỏi q trình hồn thiện pháp luật phải có sự điều tiết hợp lý. Nhà nước bảo vệ người lao động cũng phải trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của thị trường, chú ý đến nhu cầu chính đáng của cả hai bên.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 43 - 44)