Vấn đề về an toàn lao động, bảo hộ lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 33 - 34)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2 Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ

2.2.5. Vấn đề về an toàn lao động, bảo hộ lao động

Vấn đề đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tập trung chủ yếu tại chương IX (từ điều 133 đến 152 Bộ luật lao động năm 2012), nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 hướng dẫn thi hành Luật lao động 1995 về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi bổ sung nghị định số 06/CP… Cải thiện điều kiện việc làm, an toàn vệ sinh lao động đối với lao động nữ được coi trọng hàng đầu trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người.

Điều 160 BLLĐ quy định : Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ vào những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con….

Do vậy nếu điều kiện lao động tốt thì sức khỏe của người lao động sẽ được nâng cao hơn. Thế nhưng trong thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng lao động nữ làm những công việc thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản của phụ nữ.

Điều 155 BLLĐ: “ Khơng được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa,…”

Khoản 3, Điều 154 Bộ luật Lao động: Quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng lao động nữ, phải bố trí nơi thay quần áo, buồng tắm, buồng vệ sinh nữ, ….”

Về điều kiện bảo hộ lao động, an toàn và vệ sinh lao động cho lao động nữ, Khoản 3 Điều 154 BLLĐ năm 2012 quy định các đơn vị làm việc, chủ sử dụng lao động phải đảm bảo có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp cho lao động nữ. Đây là một trong những quy định bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dụng người làm việc là nữ nhưng rất nhiều doanh nghiệp vi phạm, không thực hiện.

Thực tế, theo thống kê của Tổng liên đồn lao động Việt Nam khi góp ý dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động, đến hết tháng 6 năm 2013, chỉ khoảng 37% doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy định bảo đảm an toàn lao động vệ sinh lao động. Các lỗi vi phạm chủ yếu về làm thêm giờ quá quy định; khơng huấn luyện an tồn về sinh lao động; khơng kiểm tra, tu sửa máy móc định kỳ; khơng kiểm định thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động trước khi đưa vào sử dụng... Trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động và cả nhận thức của người lao động, nhất là lao động phổ thông ký hợp đồng làm việc thời vụ. Để tiết kiệm chi phí lao động người sử dụng thường bố trí khối lượng cơng việc và thời gian làm thêm giờ nên lao động nữ khơng thể tái tạo được sức lao động. chính vì thế sức khoẻ của họ ngày càng bị vắt kiệt,…do đó khơng thể tái đầu tư sản xuất và lao động nữ khơng cịn đủ sức để gắn bó với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 33 - 34)