Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 45 - 46)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ

quyền của lao động nữ.

Để có thể nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về quyền bảo vệ người lao động nữ, thứ nhất, về công tác tổ chức xây dựng văn bản pháp luật về bình đẳng giới, bảo vệ quyền phụ nữ cần thực hiện có hiệu quả những hoạt động: Tiếp tục rà soát văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở giới và quyền, Cơng ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới; đặt trong tổng thể rà soát quy định pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị theo Cơng ước quốc tế và theo Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam. Cùng với đó cần tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, vấn đề bảo đảm quyền lợi cho người lao động chủ yếu là do người sử dụng lao động trực tiếp thực hiện, do đó cần nâng cao năng lực của tổ chức đại diện các bên, trong việc bảo vệ người lao động. Vì vậy, người sử dụng lao động và các tổ chức của họ cần phải nhận thức đúng về vấn đề này để người lao động có thể tự giác thực hiện luật lao động và các thỏa thuận với người lao động. Hơn nữa, Cơng đồn là

cơ sở nền tảng, nơi tiếp xúc trực tiếp với người lao động; là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động nói chung và người lao động nữ nói riêng, do vậy cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơng đồn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nữ trong các doanh nghiệp. Cơng đồn cần tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của chủ doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt là người lao động nữ về sự cần thiết của việc kí kết hợp đồng, để cho 2 bên hiểu rõ hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý để người lao động và người sử dụng lao động xác lập rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động. Việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung những văn bản pháp luật này là rất cần thiết; và có thể thực hiện thơng qua nhiều phương tiện khác nhau như : báo chí, phát thanh, truyền hình, internet… Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao nên phân loại đối tượng theo lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, dân tộc… để có các hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp.Cùng với đó, Cơng đồn cần tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và người lao động, trong đó có các đại biểu của lao động nữ để doanh nghiệp lắng nghe được những vấn đề bức xúc của người lao động và những tồn đọng trong công tác hoạt động.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về quyền của ngƣời lao động nữ theo pháp luật việt nam thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần hoàng hà (Trang 45 - 46)