Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phƣơng chấm dứt hđlđ thực ti n thực hiện tại công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ vietinaviva (Trang 36 - 38)

2.2.3 .Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3.1. Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt

dứt hợp đồng lao động

QHLĐ ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập địi hỏi các nhà lập pháp cần có định hướng để sửa đổi, hồn thiện hơn, cụ thể là:

Thứ nhất, quyền lợi của các chủ thể trong QHLĐ khi chấm dứt cần được đảm bảo

Một trong những vấn đề trọng yếu khi hoàn thiện pháp luật lao động nước ta hiện nay về đơn phương chấm dứt HĐLĐ là bảo vệ NLĐ, song song với đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo lập mối QHLĐ hài hịa, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vững vàng trong hội nhập và phát triển. Luật lao động bảo vệ NLĐ, song cũng cần xem xét và đặt trong tương quan với quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ, không thể quy định quá nhiều quyền cho NLĐ và đặt quá nhiều trách nhiệm cho NSDLĐ. Pháp luật cần phải điều chỉnh hợp lý, hài hòa quyền lợi cũng như trách nhiệm của các bên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Thứ hai,đảm bảo tính khả thi của các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cần được đảm bảo

Pháp luật lao động hiện nay đã quy định cụ thể về căn cứ, thủ tục, hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt HĐLĐ, có thể nói về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài thực hiện, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều lần, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ vẫn cịn một số điểm khơng phù hợp và ảnh hưởng đến tính khả thi của các quy định này. “Khả thi” tức là “Có thể thực hiện được”, vì vậy tính khả thi là u cầu tất yếu của bất kỳ quy phạm pháp luật nào. Nếu khơng có tính khả thi thì những quy định của pháp luật đơn thuần chỉ là những quy định hình thức, khơng thể đáp ứng được u cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, không bảo đảm được chức năng của pháp luật. Do đó, bảo đảm tính khả thi của

các quy định pháp luật là một yêu cầu rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật lao động nói chung, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng.

Thực tiễn cho thấy, các tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ chiếm một tỷ lệ khá lớn, có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Những năm trước, tuyệt đại đa số các vụ án lao động là do NLĐ khởi kiện, thì nay xuất hiện càng nhiều vụ án do NSDLĐ khởi kiện do bị NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, hoặc kiện đòi bồi thường thiệt hại do NLĐ gây ra. Các quy định của pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu khơng khả thi thì khơng chỉ gây vướng mắc cho việc áp dụng, dẫn đến nhiều quan điểm, nhiều hướng giải quyết khác nhau, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các bên. Từ đó, khó có thể xây dựng mơi trường làm việc ổn định, phát triển QHLĐ hài hịa, tiên tiến.

Ngồi ra, việc hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ không chỉ là việc sửa đổi các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn, mà còn bao gồm việc xây dựng những quy định mới về đơn phương chấm dứt HĐLĐ để kịp thời điều chỉnh những QHLĐ ngày càng đa dạng. Những quy định mới chưa được kiểm nghiệm trên thực tế, do đó, việc xây dựng những quy định này cần thận trọng, xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là về tính khả thi như: sự cần thiết phải xây dựng, sự phù hợp với thực tiễn, hiệu quả của nó khi ban hành... Có như vậy, các quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mới thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu thực tế, bảo đảm được vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các QHLĐ, đồng thời, tránh được những tranh chấp khơng đáng có trong việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Thứ ba, đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với các quy định có liên quan

Hệ thống pháp luật nước ta cịn thiếu tính đồng bộ, tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn vẫn cịn, từ đó làm giảm tính khả thi của nhiều quy phạm pháp luật. Vì vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta là hình thành một hệ thống pháp luật thống nhất, khoa học, có tính khả thi cao để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống. Do đó, khi hồn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, phải đặt trong chỉnh thể hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan. Hơn nữa, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ là một nội dung trong chế định chấm dứt HĐLĐ của pháp luật lao động, vì vậy, điều chỉnh các QHLĐ bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ đạt hiệu quả khi có mối tương quan với các nội dung pháp lý liên quan. Đây cũng là điều kiện để bảo đảm tính khả thi của pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, bởi lẽ tính khả thi của một quy

phạm pháp luật khơng chỉ phụ thuộc vào nội dung của quy định đó có phù hợp với thực tiễn hay khơng, mà cịn phụ thuộc vào sự tương hỗ giữa các quy định có liên quan.

Đảm bảo tất cả các văn bản pháp luật ln tạo thành một chỉnh thể thống nhất, có mối liên hệ, không mâu thuẫn, trùng lắp, loại bỏ hay vô hiệu lẫn nhau là một yêu cầu cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Thứ tư, đảm bảo sự tương thích của các quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nước ta với pháp luật lao động quốc tế

Trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt với khu vực và thế giới, việc tôn trọng những tiêu chuẩn, chuẩn mực lao động quốc tế, tham gia ngày càng nhiều các Điều ước quốc tế về lao động phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội nước ta để tận dụng và phát huy tối đa các thuận lợi khách quan cho sự phát triển toàn diện của đất nước, hoàn thiện các QHLĐ và xây dựng thị trường lao động lành mạnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phƣơng chấm dứt hđlđ thực ti n thực hiện tại công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ vietinaviva (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)