Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phƣơng chấm dứt hđlđ thực ti n thực hiện tại công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ vietinaviva (Trang 41 - 46)

2.2.3 .Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã phát hiện ra thêm nhiều vấn đề cần được tiếp đào sâu tìm hiểu.

Thứ nhất, vấn đề về bồi thường cho NLĐ khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Khoản 1 Điều 41 BLLĐ 2012 quy định, NSDLĐ phải bồi thường thiệt hại cho NLĐ nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Thực tế cho thấy có những quan điểm chỉ ra rằng quy định NSDLĐ phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nêu có) trong những ngày NLĐ khơng được làm việc là không hợp lý với nguyên tắc bên vi phạm chỉ bồi thường những thiệt hại thực tế mà mình đã gây ra. Nguyên tắc chung cho việc xác định mức bồi thường thiệt hại đã được ghi nhận cụ thể trong nhiều quy định khác nhau của Bộ luật dân sự. Nếu buộc NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ tiền lương của những ngày khơng được làm việc thì có những trường hợp NSDLĐ phải bồi thường cao hơn thiệt hại thực tế mà NLĐ phải gánh chịu. Một vài trường hợp, NLĐ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật tìm được việc làm mới trong thời gian giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này, mức thiệt hại của NLĐ cần được đánh giá thấp hơn tiền lương của những ngày NLĐ không được làm việc, nếu căn cứ theo điều 41 BLLĐ 2012 thì NSDLĐ vẫn phải bồi thường tồn bộ khoản tiền lương tương ứng với khoảng thời gian này.

Thứ hai, NSDLĐ cần có những biện pháp bảo vệ như thế nào sau khi NLĐ rời khỏi doanh nghiệp và mang thơng tin bí mật của doanh nghiệp tới đối thủ cạnh tranh. Chưa có luật nào qui định về hành vi đó, quy định về trách nhiệm của NLĐ cũng như bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ trong hồn cảnh đó. Bởi khi ấy khơng cịn sự ràng buộc giữa NSDLĐ và NLĐ đó nữa, nên muốn truy cứu trách nhiệm của NLĐ và bảo vệ bí mật kinh doanh của NSDLĐ trước đó là chuyện cần các nhà nghiên cứu, các nhà làm luật cần sửa đổi bổ sung và quy định thêm.

KẾT LUẬN

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội cũng như nền kinh tế thị trường hòa nhập với quốc tế, nhà nước ta đã và đang đổi mới những quy định pháp luật về lao động. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật lao động trong thời gian qua cũng đã được chú trọng. Pháp luật lao động ngày càng phát huy vai trị điều chỉnh của mình trong trong đời sống lao động xã hội, góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành và bình ổn thị trường lao động, thúc đẩy nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, giải phóng sức lao động và lực lượng sản xuất.

Tuy nhiên pháp luật hiện hành của nước ta vẫn còn những kẽ hở về quản lý lao động nói chung và việc thực hiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và hậu quả pháp lý, khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về đơn phuơng chấm dứt HĐLĐ. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải phù hợp với yên cầu của nền kinh tế thị trường Việt Nam cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự 2005. 2. BLLĐ 2012.

3. Thông tư của Bộ lao động – thương binh và xã hội số 30/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định của Chính phủ số 44/2013/NĐ-CP về HĐLĐ, BLĐTBXH ban hành ngày 25/10/2013.

4. Nghị định của Chính phủ số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, Chính Phủ ban hành ngày 12/1/2015

II. Giáo trình và sách tham khảo

1. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Nxb. Công an nhân dân.

2. Nguyễn Thị Hoa Tâm “Pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ – Những

vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ

Chí Minh

3. Luận văn của thạc sỹ Trần Thị Lượng “Pháp luật về chấm dứt HĐLĐ qua

thực tiễn ở các DN trên địa bàn TP.HCM” năm (2006).

4. Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao, Nguyễn Việt Cường (chủ biên), “72 vụ

án tranh chấp lao động điển hình – tóm tắt và bình luận”, Nxb. Lao động xã hội, Hà

Nội, 2004.

5. Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2010), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

III. Báo và tạp chí

1. “Chấm dứt HĐLĐ”, Nguyễn Hữu Chí, Tạp chí nhà nước và pháp luật, tháng 9/2002

2. “Vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ - lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật”, Phạm Cơng Bảy, Tạp chí Tịa án nhân dân số 03/2007

3. “Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt

HĐLĐ”, Nguyễn Thị Hoa Tâm – Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2012, tr 47-51

“Những vấn đề cần sửa đổi về HĐLĐ trong BLLĐ”, Tạp chí luật học, số 9/2009, tr 20- 25,58.

4. Vũ Thị Thu Hiền (2010), Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ từ quy

định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng, Tạp chí Nghề luật, số 2/2010, tr 16-19.

5. Trần Thị Thúy Lâm (2009), Những vấn đề cần sửa đổi về HĐLĐ trong BLLĐ, Tạp chí Luật học, số 9/2009, tr 20-25,58.

IV. Website 1. http://www.doisongphapluat.com.vn 2. http://www.laodong.com.vn 3. http://www.molisa.gov.vn 4. http://www.thuvienphapluat.com 5. http://www.luatsuhanoi.vn 6. http://www.moj.gov.vn 7. http://www.phapluatkinhdoanh.edu.vn

8. TS. Trần Hoàng Hải; ThS. Đỗ Hải Hà, “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của

người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”,

Website Toà án nhân dân tối cao, truy cập ngày 01 tháng 3 năm 2016

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_catei d=1751909&item_id=8609668&article_details=1

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phƣơng chấm dứt hđlđ thực ti n thực hiện tại công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ vietinaviva (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)