Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực ti n thực hiện tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng hải việt nam maritime bank chi nh (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

3.4 Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế VN đang trên đà phát triển, hoạt động kinh doanh, thương mại tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, c ác doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều nên bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài cũng gia tăng. Điều này đã đưa ra một vấn đề cần được nghiên cứu một cách cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể trận dụng cơ hội để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

Bên cạnh đó với sự xuất hiện của giao dịch điện tử giúp hoạt động bảo lãnh ngân hàng có thể diễn ra đơn giản hơn, nhưng kèm theo đó là những mối nguy hiểm tiềm tàng từ hình thức giao dịch này. Chính vì vậy cần có những nghiên cứu nhằm phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng và khách hàng tránh được những rủi ro cũng như thực hiện một cách đúng đắn đem lại hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tồn cầu hố, Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhưng lại đem lại lợi ích to lớn cho các bên có liên quan. Bảo lãnh ngân hàng giúp đem lại sự bảo đảm chắc chắn cho bên nhận bảo lãnh rằng ngân hàng sẽ hoàn trả cho bên nhận bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và giúp bên được bảo lãnh thực hiện được hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại hình dịch vụ bị cạnh tranh rất lớn đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Việc tìm kiếm giải pháp mở rộng thị phần hoạt động bảo lãnh ngân hàng và tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Với mong muốn góp phần vào cơng tác nghiên cứu mở rộng quan hệ bảo lãnh chuyên đề đã đạt được những kết quả sau:

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về chế độ pháp lý về bảo lãnh ngân hàng, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh; đánh giá những thuận lợi và khó khăn những thành cơng, hạn chế; các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động bảo lãnh.

- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của Luật các TCTD về những quy định về bảo lãnh ngân hàng và các vấn đề pháp lý có liên quan. Từ đó đưa ra những kiến nghị khắc phục những điểm hạn chế để hướng tới sự phù hợp với các quy định về bảo lãnh trong thông lệ quốc tế.

- Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân theo hướng đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như đảm bảo cho Ngân hàng vừa tránh được rủi ro vừa đạt được yêu cầu về lợi nhuận, tăng cường tính cạnh tranh cũng như củng cố uy tín của Ngân hàng trên thị trường là mục tiêu thường xuyên suốt của chuyên đề. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, khóa luận đã đề xuất các giải pháp cụ thể đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân nhằm tạo điều kiện mở rộng thị phần trong hoạt động bảo lãnh. Việc mở rộng thị phần bảo lãnh ngân hàng quan trọng không chỉ đối với sự nghiệp phát triển Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân nói chung mà với cả hệ thống NHTM nói chung và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước góp phần thúc đẩy hoạt tài chính - ngân hàng Việt nam ngày càng phát triển đưa đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản pháp luật

Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 Luật thương mại năm 2005

Thông tư 28/2012/TT- NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng ngày 03/10/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

2. Các tài liệu khác

http://thuvienphapluat.vn http://diendanhoctap.edu.vn http://khotailieu.com

Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2007

Giáo trình, Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Tư Pháp năm 2006.

3. Báo, tạp chí tham khảo

Chu Văn Thái (06/2007), “Bàn về quyền chủ nợ của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng .

Luật sư Nguyễn Văn Phương (08/2009) “Đăng ký giao dịch đảm bảo: Rủi do từ thực tế và bất cập của pháp luật”, Tạp chí Ngân hàng.

Luật sư Trương Đức Thanh (2008), “Vai trò của nhân viên pháp chế trong hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng.

Vũ Minh (29/06/2015), “Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng”, Thời báo ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực ti n thực hiện tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng hải việt nam maritime bank chi nh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)