CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
3.1 Quan điểm / định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân
3.1 Quan điểm / định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngânhàng hàng
3.1.1 Giải quyết các hạn chế cơ bản trong pháp luật về bảo lãnh ngân hàng
- Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng Việt Nam cịn có điểm chưa tương đồng với
pháp luật quốc tế: Theo thông lệ quốc tế, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không thể
đơn phương huỷ ngang bởi những người đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng bảo lãnh. Đặc điểm này chưa được phản ánh trong pháp luật thực định Việt Nam về bảo lãnh nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng, khiến cho chế định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật Việt Nam thiếu sự tương đồng với chế định về bảo lãnh ngân hàng trong pháp luật các nước cũng như pháp luật quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế về bảo lãnh. Tính chất khơng thể huỷ ngang của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, sau khi cam kết bảo lãnh hay thư bảo lãnh đã được phát hành hợp lệ bởi một tổ chức tín dụng khơng một cơ quan nào (như Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh…) có thể lấy danh nghĩa đại diện cho tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh để tuyên bố đơn phương huỷ bỏ cam kết bảo lãnh, trừ khi tuyên bố này được chấp nhận bởi người nhận bảo lãnh. Nguyên tắc này đảm bảo cho người nhận bảo lãnh có thể n tâm địi tiền tổ chức tín dụng bảo lãnh khi đến hạn của nghĩa vụ được bảo lãnh mà người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của họ, bằng cách xuất trình chứng cứ về việc người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ đối với mình. Nếu bảo lãnh ngân hàng khơng có tính chất này nghĩa là nếu bên bảo lãnh có thể đơn phương huỷ ngang bất kỳ lúc nào theo ý mình thì khi đó quyền lợi của người nhận bảo lãnh sẽ không được bảo đảm và việc bảo lãnh, cho dù của người có khả năng tài chính mạnh như tổ chức tín dụng cũng sẽ trở thành vơ nghĩa và không cần thiết.
- Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Toà án chưa thực sự hiệu quả để ngân hàng bảo
vệ quyền lợi của mình: Về mặt lý thuyết thì khởi kiện ra tồ là biện pháp cuối cùng và
hiệu quả nhất cho ngân hàng để thu hồi các khoản nợ khi con nợ lẩn tránh nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy việc khởi kiện tại toà án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ nói chung và của ngân hàng nói riêng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì bất cứ một vụ tranh chấp nào khi được thụ lý đều phải trải qua thủ tục xét xử “Sơ thẩm” thông thường. Điều này chưa thực sự hợp lý, trong một số trường hợp do tranh chấp có giá trị nhỏ, các tình tiết đơn giản, các chứng cứ được đương sự cung cấp rõ ràng mà áp
dụng theo đúng trình tự sẽ gây mất nhiều thời gian, lãng phí tiền của cho nhà nước và đương sự, gây ra những phản ứng tiêu cực cho các bên tham gia tranh chấp.
3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng phù hợp với quá
trình hội nhập quốc tế
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo lãnh ngân hàng phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Cho đến nay, Việt Nam đã cam kết mở cửa khu vực dịch vụ ngân hàng trong các Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định Tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản và Cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Nội dung chủ yếu của các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là từng bước mở cửa khu vực dịch vụ ngân hàng, xoá bỏ dần các phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi. Do đó để đáp ứng lộ trình hội nhập và các nguyên tắc cơ bản trong WTO thì cơ quan ban hành pháp luật cần tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách và pháp luật theo các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình cam kết của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định khung về thương mại, dịch vụ ASEAN. Đồng thời thực hiện các cam kết gia nhập WTO theo yêu cầu của Hiệp định GATS, tiếp tục chủ động nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng nước ngồi vào hoạt động tại Việt Nam theo lộ trình đã cam kết. Vừa tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng nước ngồi vào hoạt động hợp pháp và theo cam kết quốc tế, vừa có phương thức, cơ chế quản lý mềm dẻo, đúng pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế để hạn chế sự thao túng, cạnh tranh không lành mạnh hoặc thơn tính bất lợi của các tổ chức tín dụng nước ngồi đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong nước mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngồi thơng qua các hình thức cung cấp dịch vụ trong khn khổ WTO đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới.
Ngồi ra cần tăng cường kiểm tra, kiểm sốt chặt chẽ, nâng cao hiệu quả áp dụng luật thương mại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn cho hoạt động của các NHTM. Sửa đổi bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật cũng như các cơ chế, thiết chế đảm bảo cho quyền của chủ nợ được thực thi hiệu quả trong thực tế là một yêu cầu cấp thiết. Nó là cơ sở cho sự minh bạch và hoạt động an tồn của thị trường tài chính tiền tệ nước ta cũng như đáp ứng yêu cầu lành mạnh hoá các NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần phát hành một bản công bố chính thức thơng báo về việc cơng nhận và tn theo các thơng lệ quốc tế để có thể sử dụng các quy định theo thơng lệ quốc tế tại tồ trong trường hợp có tranh chấp.