CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Ch
nhánh Thanh Xuân
3.3.1 Các hình thức bảo lãnh
Nhìn chung thì các hình thức bảo lãnh gồm 6 loại hình thức bảo lãnh: bảo lãnh
vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh tốn. Tuy nhiên các loại hình bảo lãnh này có sự mất cân đối do vậy cần phải có kế hoạch cụ thể trong từng thời kỳ phát
triển của nền kinh tế ưu tiên phát triển từng loại hình bảo lãnh nhất định, ví dụ bảo lãnh thanh tốn sẽ thực hiện vào q I của năm tài chính. Mở rộng, nghiệp vụ bảo lãnh chứng khốn, bảo lãnh hối phiếu đòi nợ đặc biệt là ưu tiên nghiệp vụ bảo lãnh chứng khốn vì: Việt Nam đang xúc tiến q q trình cổ phần hố các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại đang tham gia thị trường chứng khoán ngày càng nhiều. Tuy nhiên thị trường chứng khốn ở Việt Nam mới được hình thành chỉ ít năm nên hầu như các doanh nghiệp chưa thực sự có đầy đủ uy tín đảm bảo sự tin cậy của cơng chúng và cộng đồng doanh nghiệp nên câng có tổ chức tín dụng có uy tín đứng ra bảo lãnh tạo niềm tin cho việc phát hành bán các cổ phiếu, trái phiếu.
3.3.2 Năng cao chất lượng thẩm định.
Dự báo xu hướng quy mô bảo lãnh của ngân hàng tiếp tục gia tăng trong các năm tới, có nhiều ngành nghề, kinh tế đa dạng và phức tạp nên trình độ thẩm định dự án là một thách thức lớn đối với ngân hàng. Để nâng cao chất lượng thẩm định thì địi hỏi cần phải phát huy hoạt động của tổ chức thẩm định tại ngân hàng. Người thẩm định dự án cần phải biết kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu, đảm bảo tính chính xác về nguồn thơng tin nhận được, sau đó xử lý các thơng tin đó để phân tích, đánh giá và quyết định đồng ý hay từ chối bảo lãnh.
Cán bộ thẩm định có thể đặt ra và lường trước được các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong suốt thời gian bảo lãnh, kết hợp với phòng quản lý rủi ro có những giải pháp kịp thời để hạn chế được tối đa thiệt hại cho các bên. Bên cạnh đó thì nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau vì vậy cán bộ ngân hàng cần phải thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính kinh tế cũng như pháp lý của quá trình thẩm định.
3.3.3. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, quản lý.
Để hạn chế rủi ro mà hoạt động bảo lãnh mang lại, ngân hàng cần phải tổ chức kiểm tra lại tất cả các món bảo lãnh hiện hành, hồn chỉnh lại hồ sơ, quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng, nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm sốt khách hàng thì cịn cần phải kiểm tra, kiểm sốt nội bộ về việc thực hiện đúng quy trình bảo lãnh và có trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và cá nhân. Cách thức thực hiện :
+ Chi nhánh cần cử cán bộ phụ trách nghiệp vụ bảo lãnh xuống kiểm tra, giám sát tại chỗ và từ xa đối với từng khách hàng.
+ Thường xuyên phối hợp với các phòng ban như phịng kế tốn ngân quỹ để có thể theo dõi số dư tiền gửi tại Chi nhánh, theo dõi tình hình cơng nợ của khách hàng tại các ngân hàng khác để khi có dấu hiệu vi phạm có thể kịp thời xử lý.
+ Thường xuyên kiểm tra các khoản bảo lãnh đã thực hiện, hoàn chỉnh các hồ sơ bảo lãnh còn thiếu để đánh giá đúng tiến độ thực hiện, tăng cường các biệm pháp để hoàn chỉnh các tài sản đảm bảo đi kèm theo hợp đồng bảo lãnh.
Tóm lại, việc áp dụng các kiến nghị nêu trên cần phải kết hợp với đồng bộ các giải pháp, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có thể ưu tiên áp dụng các kiến nghị một cách linh hoạt. Tuy nhiên việc xây dựng chính sách bảo lãnh phù hợp trong từng thời kỳ cần được ưu tiên, kế đó là cơng tác tổ chức đào tạo cán bộ.