CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân
hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân.
2.3.1 Hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ mới tại Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào năm 2006, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân rất chú trọng phát triển nghiệp vụ này. Chi nhánh đã tận dụng các điều kiện phát triển cho nghiệp vụ này thông qua việc áp dụng linh hoạt các văn bản pháp luật quy định về nghiệp vụ này. Một trong những văn bản mới nhất hiện nay là thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về “Quy định bảo lãnh ngân hàng”. Văn bản này là cơ sở cho các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Căn cứ vào quy định về các loại bảo lãnh được quy định tại Điều 3 Thơng tư 28/2012 và tình hình thực tế, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân thực hiện các hình
thức bảo lãnh sau: Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh hoàn tạm ứng; Bảo lãnh bảo hành: bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử.
Đáng chú ý nhất trong các hình thức bảo lãnh của đơn vị kể trên phát hành bảo lãnh thanh toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử. Đơn vị nói riêng và hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam nói chung là ngân hàng tiên phong và đạt được nhiều thành công nhất trong phát hành hai hình thức nêu trên. Nguyên nhân là do pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện những loại bảo lãnh khác nếu xét thấy phù hợp và không trái luật (Điều 3 Thông tư 28/2012) đã tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị linh hoạt trong việc phát hành các loại hình bảo lãnh phù hợp với nhu cầu chung của xã hội.
Qua một số kết quả thu được từ thực tiễn thực hiện hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh ta thấy quy định của pháp luật về việc đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh là một trong những tiến bộ đáng kể của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, việc chỉ dừng lại ở sự cơng nhận về hình thức, chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cho việc thực hiện từng loại bảo lãnh cũng gây ra hạn chế tới việc triển khai áp dụng trên thực tế.
2.3.2 Thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh
Việc xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh là rất quan trọng. Giám đốc chi nhánh Thanh Xuân là người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh của đơn vị. Liên quan đến thẩm quyền ký bảo lãnh, ngoài giám đốc chi nhánh, người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh cũng có quyền ký các hợp đồng bảo lãnh trên. Quy định này được ngân hàng áp dụng căn cứ vào khoản 1 Điều 15 Thông tư 28/2012/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, quy định hạn mức ký bảo lãnh, thẩm quyền ký bảo lãnh là quy định nội bộ của đơn vị, đơn vị không thể công bố cho các khách hàng cùng biết. Khách hàng khơng thể và khơng có trách nhiệm phải kiểm tra người ký bảo lãnh ngân hàng có đủ thẩm quyền hay khơng. Điều này khiến khách hàng băn khoăn, lo lắng về hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh có hợp pháp hay khơng. Chính từ lo lắng này có thể đánh mất những khách hàng tiềm năng của chi nhánh, đồng thời làm giảm lợi nhuận của cả hệ thống ngân hàng.
Ngoài ra, đơn vị gặp nhiều lúng túng về cơ chế ủy quyền liên quan đến thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh trong bảo lãnh ngân hàng do pháp luật
chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này. Để phát huy được hết vai trò, khả năng của chi nhánh mà đại diện là giám đốc chi nhánh và đảm bảo được tính chịu trách nhiệm của người ủy quyền cho việc ủy quyền trở nên chắc chắn, an tồn cần có quy định thống nhất về việc ủy quyền lại theo hướng cho phép người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được người đầu tiên đồng ý bằng văn bản. Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát hành thư bảo lãnh tại các phòng giaao dịch.
2.3.3 Các quy định hình thức của quan hệ bảo lãnh ngân hàng
Do đặc điểm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực
hiện dựa trên chứng từ, nên pháp luật quy định khá chặt chẽ về hình thức và nội dung của các văn bản này.
Trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại đơn vị, hợp đồng cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa đơn vị với khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho khách hàng” (quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 28). Về căn bản, hợp đồng này mang bản chất của “hợp đồng bảo lãnh”, đây chỉ đơn thuần là sự thay đổi về tên gọi. Sụ thay đổi này là cần thiết và phù hợp vì một mặt nó nhấn mạnh vai trị của các chủ thể trong hợp đồng: tổ chức tín dụng là bên bảo lãnh đứng ra cung cấp cho khách hàng (bên được bảo lãnh) một dịch vụ thơng qua hoạt động tín dụng - hành vi bảo lãnh.
Việc soạn thảo hợp đồng cấp bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân với vai trò là bên bảo lãnh diễn ra nhanh chóng, dễ hiểu gồm đầy đủ các nội dung cần thiết. Pháp luật quy định sự kí kết dựa trên sự thoả thuận, thống nhất ý chí của các bên nhưng nhằm tránh sự tuỳ tiện cũng như đảm bảo an toàn pháp lý cho hợp đồng này, về nội dung hợp đồng cấp bảo lãnh phải bắt buộc bao gồm một số nội dung chủ yếu như: tên, địa chỉ của các bên, thời gian kí hợp đồng; số tiền, thời hạn, phí bảo lãnh; mục đích bảo lãnh; điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; quyền và nghĩa vụ của các bên; quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh... Dựa trên quy định đó, đơn vijvos thể dễ dàng soạn thảo hợp đồng với nội dung cần thiết mà khơng làm hạn chế tính chủ động cũng như yếu tố thoả thuận giữa các bên. Giúp việc ký kết giữa các bên đơn giản và nhanh chóng
Về quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại đơn vị, khi đã ký một hợp đồng cấp bảo lãnh với khách hàng, đơn vị thực hiện nghĩa vụ của mình thơng qua việc phát hành thư bảo lãnh gửi cho bên nhận bảo lãnh. Tại điểm a khoản 9 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng có quy định rõ:
“Thư bảo lãnh” là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Dựa vào văn bản này, giám đốc của đơn vị sẽ dùng chữ ký của mình và dấu của đơn vị để chứng minh sự ràng buộc về hiệu lực pháp lý của hợp đồng với các bên liên quan, sự đồng ý của bên nhận bảo lãnh có thể là sự im lặng, ngầm chấp nhận cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên để đảm bảo sự chắc chắn và an toàn hơn cho việc thực hiện quyền yêu cầu đối với chi nhánh, chi nhánh cũng yêu cầu khách hàng có chữ ký và đóng dấu của mình trên văn bản đó. Quy định này đã phần nào khẳng định tính độc lập của hợp đồng bảo lãnh ngay cả khi nghĩa vụ bảo lãnh được xác lập trong hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Về nội dung, cam kết bảo lãnh của đơn vị cũng bao gồm một số điều khoản như: tên, địa chỉ của các bên; ngày phát hành và số tiền bảo lãnh; hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; thời hạn bảo lãnh...
Trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng, khơng ít lần đơn vị gặp khó khăn trong áp dụng các quy định về bảo lãnh ngân hàng. Một trong những trường hợp đó là khi hợp đồng cấp bảo lãnh khơng cịn hiệu lực sau khi hợp đồng bảo lãnh đã được ký kết. Khi đó, khách hàng được bảo lãnh thốt khỏi nghĩa vụ với Chi nhánh, cịn Chi nhánh thì khơng trong khi nghĩa vụ bảo lãnh chỉ tồn tại nếu nghĩa vụ được bảo lãnh cũng tồn tại. Do đó Chi nhánh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với bên có quyền, việc bảo lãnh đã trở thành hành vi pháp lý đơn phương xét trong mối quan hệ giữa Chi nhánh với khách hàng. Điều này làm cho Chi nhánh khơng cịn quyền u cầu sự bồi hồn từ phía khách hàng được bảo lãnh, hệ quả này đồng nghĩa với việc Chi nhánh phải gánh chịu những rủi ro rất lớn. Do vậy, việc đơn vị áp dụng các quy định hình thức của quan hệ bảo lãnh ngân hàng vẫn cịn nhiều khó khăn.