Đánh giá chung về pháp luật điều chỉnh đến bảo lãnh ngân hàng và thực

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực ti n thực hiện tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng hải việt nam maritime bank chi nh (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

2.4 Đánh giá chung về pháp luật điều chỉnh đến bảo lãnh ngân hàng và thực

trạng thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân

2.4.1 Thành tựu đạt được

Những ngày đầu thành lập mục tiêu của ngân hàng chỉ là đáp ứng nhu cầu vốn và một vài dịch vụ tài chính khác nhưng về sau này ngân hàng đã mở rộng quy mô hệ thống đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ngân hàng luôn hoạt động kinh doanh tốt với các mức tăng trưởng ấn tượng, lợi nhuận của năm sau luôn cao hơn năm trước và vượt mức kế hoạch đặt ra.

Bảng 1: Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2010 – 2015)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

LNTT 148.7 269.6 608.9 860.883 1505 2288

(Nguồn: Báo cáo kết quả thường niên của MSB )

Những năm qua là những năm đầy biến động đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Mặc dù khơng chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, song hệ quả của nó đủ để làm chao đảo thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam. Có thể nói bóng đen của sự suy thối nền kinh tế bao trùm gần như toàn bộ năm 2008. Tuy nhiên vượt qua những sóng gió ấy, Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung và Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng đã đạt được những kết quả khả quan với những con số tăng trưởng ấn tượng, luôn là bạn đồng hành “vững vàng, tin cậy” với mọi khách hàng. Năm 2015, vốn chủ sở hữu của MSB đã là 8882 tỷ đồng tăng 129% so với năm 2014. Tổng tài sản của MB năm 2015 đạt 109623 tỷ đồng tăng 159% so với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt hơn 2288 tỷ đồng tăng 152% so với năm 2014. Kết quả kinh doanh trên có sự đóng góp khơng nhỏ từ kết quả kinh doanh trong lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng của đơn vị.

Doanh số bảo lãnh ngày càng tăng và cùng với nó là chất lượng các khoản bảo lãnh cũng ngày càng được nâng cao. Số lượng khách hàng đến bảo lãnh ngày càng nhiều, phong phú về loại hình các thành phần kinh tế. Các loại hình bảo lãnh ngân hàng ngày càng được nâng cao, mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Cùng với sự phát triển của ngiệp vụ bảo lãnh là trình độ của các cán bộ về nghiệp vụ này cũng đã được nâng cao, để đưa ra những quyết định đúng đắn lựa chọn các dự án có tính khả thi. Chính điều này đã nâng cao uy tín của đơn vị, giúp đơn vị tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống và thu hút them lượng khách hàng mới.

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Maritime Bank chi nhánh Thanh Xuân đạt được những kết quả trên là do:

Ngân hàng đã áp dụng tốt các quy định về bảo lãnh nói chung và quy định về bảo lãnh ngân hàng nói riêng được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng nhà nước, Quy chế bảo lãnh và các quy định lien quan khác. Đặc biệt, ngân hàng biết áp dụng linh hoạt các quy định về bảo lãnh ngân hàng để nghiệp vụ này diễn ra sn

sẻ. Trong đó, nổi bật nhất là việc ngân hàng mở rộng thêm hình thức bảo lãnh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức điện tử. Hình thức bảo lãnh này rất phù hợp với xã hội phát triển ngày nay

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chú trọng đào tạo nhân viên về cả chn mơn và nghiệp vụ. Do đó, đơn vị đã mang lại vị thế nhất định trên thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại.

2.4.2 Hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàngTừ phía pháp luật: Từ phía pháp luật:

Cịn nhiều bất cập trong áp dụng pháp luật về bảo lãnh ngân hàng xuất phát từ phía

nhà làm luật. Tuy nhiên, nổi bật là các quy định về:

Quy định về biện pháp bảo đảm và xử lý tài sản đảm bảo việc xử lý tài sản đảm bảo tại các ngân hàng chịu nhiều vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hệ thống pháp luật và các cơ quan quản lý, tư pháp cũng gây khó khăn cho việc xử lý tài sản bảo đảm cho hệ thống ngân hàng. Hoạt động xử lý tài sản bảo đảm chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết và đầy đủ từ các quy định của pháp luật khác có liên quan (pháp luật về tố tụng, hành chính, định giá tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản…).

Một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là bán đấu giá tài sản. Thực tiễn cho thấy, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm rất cần sự hỗ trợ từ chính các quy định và sự hoạt động chuyên nghiệp của tổ chức đấu giá và tổ chức định giá bán tài sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta hiện nay, hoạt động định giá chưa mang tính phổ biến và chuyên nghiệp, nên việc xác định giá bán tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn, thậm chí phát sinh nhiều tranh chấp, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý tài sản bảo đảm.

Quy trình tố tụng hiện hành cũng dẫn đến khó khăn cho chủ nợ có bảo đảm trong q trình tiếp cận tài sản bảo đảm và giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm.

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, có thể thấy rằng các quy định này mới chỉ tập trung quy định các quyền, nghĩa vụ của ngân hàng và khách hàng trong quan hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh giữa ngân hàng bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Sự thiếu vắng những quy định cụ thể về trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh trong việc đưa ra cam kết bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh cũng như trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là một hạn chế đáng lưu ý. Hạn chế này dẫn đến khó khăn cho bên nhận bảo lãnh trong việc yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Từ đơn vị Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân

Sự mất cân đối trong các loại hình bảo lãnh, các hình thức bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tiền ứng trước phát triển khá mạnh so với các hình thức bảo lãnh khác như: bảo lãnh thanh tốn....mà những hình thức bảo lãnh này có thể đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro nhiều hơn do giá trị hợp đồng lớn và hợp đồng này thường kéo dài. Các hình thức như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh chất lượng sản phẩm... mặc dù đã được ngân hàng chú ý phát triển nhưng vẫn còn chưa nhiều, doanh số còn chưa cao.

Hiện nay, ngân hàng chưa có chuẩn mực để xác định hạn mức mà việc xác định hạn mức chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Điều này cho thấy sự yếu kém trong việc lượng hóa các chỉ tiêu quan trọng, đánh giá nhu cầu và khả năng của khách hàng.

Công tác thẩm định, kiểm tra, quản lý tài sản nợ vẫn cịn thiếu sót. Theo thống kê của ban kiểm tốn nội bộ thì chất lượng của cơng tác thẩm định đạt 85% so với thực tế.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP (KIẾN NGHỊ) HOÀN THIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực ti n thực hiện tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng hải việt nam maritime bank chi nh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)