CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
3.2 Các giải pháp (kiến nghị) hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về bảo lãnh ngân
hàng
3.2.1 Kiến nghị với cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật
3.2.1.1 Hoàn thiện quy định về các biện pháp bảo đảm và các biện pháp xử lý tàisản đảm bảo sản đảm bảo
Các cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật cần quan tâm tới việc ban hành hệ thống các văn bản quy định về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng có tính pháp lí cao hơn có liên quan đến các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm…nhằm tạo thành một hệ thống pháp luật thống nhất và chặt chẽ, vừa khắc phục được những kẽ hở, hạn chế trong quá trình thực hiện, đồng thời vừa tạo thuận lợi cho các bên khi tham gia giao dịch.
Thực tế cho thấy bảo lãnh ngân có mức độ rủi ro rất cao, trong trường hợp khách hàng có nhu cầu thực hiện nhiều loại bảo lãnh tại một số tổ chức tín dụng, việc xác định khả năng rủi ro cho từng loại bảo lãnh để làm căn cứ xác định mức bảo lãnh, biện pháp bảo đảm phù hợp cho từng loại bảo lãnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, các quy định về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam mới chưa quy định cụ thể vấn đề này. Do vậy, cần bổ sung các quy định cụ thể về xác định biện pháp bảo đảm bắt buộc trong một số trường hợp cụ thể mà không làm mất quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng trong việc kinh doanh của mình.
Các cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật cần chú ý tới các quy định về các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo. Cần phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống đăng ký tài sản, giúp ngân hàng có cơ sở để xử lý tài sản đảm bảo được thuận lợi, dễ dàng đưa tài sản vào chu chuyển trong nền kinh tế. Tòa án cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố. Do mỗi vụ án có những nguyên nhân và hình thức khác nhau nên Tịa án và các cơ quan thi hành cần phối hợp các cơ quan có liên quan, nhất là NHNN để xử lý dứt điểm từng trường hợp, không để dây dưa kéo dài. Cơ quan thi hành án thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc cưỡng chế buộc khách hàng được bảo lãnh có tài sản đảm bảo thi hành án, xử lý nghiêm các trường hợp không chịu bàn giao tài sản thế chấp cho ngân hàng.
Cần xác định rõ quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và khách hàng được bảo lãnh có tài sản bảo đảm là quan hệ hợp đồng. Điều này liên quan trực tiếp khi xảy ra trường hợp khách hàng được bảo lãnh có tài sản đảm bảo không thực hiện nghĩa vụ đã giao kết sau khi ngân hàng bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên thứ ba theo đúng giao kết trong giao dịch bảo lãnh, các ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện ra cơ quan tài phán.
3.2.1.2 Sửa đổi quy định về sử dụng ngôn ngữ trong các giao dịch bảo lãnh
Ngân hàng Nhà nước nên sửa đổi Điều 7 Thông tư 28 về việc sử dụng ngơn ngữ
trong các giao dịch bảo lãnh. Theo đó, các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh mà các bên tham gia giao dịch gồm các tổ chức và cá nhân hoạt động theo luật pháp Việt Nam được lập bằng tiếng Việt hoặc bằng song ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài nếu cần thiết; trường hợp các văn bản được lập bằng song ngữ có sự khác nhau về cách hiểu giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngồi thì văn bản tiếng Việt là căn cứ pháp lý. Đối với giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngồi, bao gồm giao dịch bảo lãnh đối ứng hoặc giao dịch bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức hoặc người nước ngồi, ngơn ngữ sử dụng trong các văn bản liên quan có thể bằng một thứ tiếng Anh hoặc bằng một tiếng nước ngoài phổ biến được các bên chấp nhận. Việc sửa đổi quy định trên là phù hợp với yêu cầu thực tế trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng đồng thời phù hợp với tập quán quốc tế.
Trong bài viết đã dẫn, người viết đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Điều 7 Thông tư 28 về việc sử dụng ngôn ngữ trong các giao dịch bảo lãnh. Theo đó, các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh mà các bên tham gia giao dịch gồm các tổ chức và cá nhân hoạt động theo luật pháp Việt Nam được lập bằng tiếng Việt hoặc bằng song ngữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài nếu cần thiết; trường hợp các văn bản được lập bằng song ngữ có sự khác nhau về cách hiểu giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngồi thì văn bản tiếng Việt là căn cứ pháp lý. Đối với giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngồi, bao gồm giao dịch bảo lãnh đối ứng hoặc giao dịch bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức hoặc người nước ngồi, ngơn ngữ sử dụng trong các văn bản liên quan có thể bằng một thứ tiếng Anh hoặc bằng một tiếng nước ngoài phổ biến được các bên chấp nhận.
3.2.1.3 Sửa đổi quy định về điều kiện đối với bên được bảo lãnh
Các cơ quan ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật nên quy định “Điều kiện đối với khách hàng” thay cho “Điều kiện đối với bên được bảo lãnh” của Thông tư 28. Do từ “khách hàng” là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tổ chức tín dụng ở nước ngồi) và cá nhân. Việc bổ sung này giúp xác định rõ khách hàng là bên nào trong quan hệ bảo lãnh, từ đó làm cơ sở cho việc xác định số dư bảo lãnh; xem xét điều kiện cấp bảo lãnh. Bên cạnh đó, các cơ quan ban hành cần nghiên cứu cụ thể về các điều kiện của bên được bảo lãnh trước khi ban hành để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ bảo lãnh ngân hàng.
3.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam
3.2.2.1 Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
Việc hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng về mặt pháp lý và thông tin là rất quan trọng do:
- Pháp luật là nền tảng pháp lý quan trọng cho tất cả các thành phần của kinh tế nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng. Việc các ngân hàng nắm bắt được các thơng tin cần thiết có ý nghĩa lớn trong q trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nó giúp các ngân hàng có thể tránh được nhiều rủi ro và có định hướng đúng đắn cho các hoạt động kinh doanh của mình. Đáp ứng được nhu cầu của xã hội và phù hợp với các quy định của pháp luật. Góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước vững mạnh.
Vì vậy, để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước nên thực hiện một số vấn đề sau:
- Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, tổng kết các hoạt động bảo lãnh ngân hàng, từ đó xem xét, đánh gia cái được và chưa được để có sự thay đổi các quy định sao cho phù hợp với xã hội hiện đại
- Tiếp tục đào tạo, tổ chức cán bộ pháp chế ngân hàng có kiến thức vững vàng để tuyên truyền, phổ biến và giải thích các vấn đề khó khăn mà các ngân hàng thương mại gặp phải. Đồng thời, có khả năng đảm bảo các hoạt động quản lý vá kinh doanh của ngân hàng đều thực hiện theo đúng pháp luật. Từ đó giảm thiêu được các rủi ro về pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngân hàng.
- Tiếp tục hồn thiện qua trình thu thập và xử lí thơng tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng của Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước. Ln cập nhật và phân loại rõ ràng các tiêu chí đánh giá khách hàng. Qua đó có những biện pháp thích hợp giúp các ngân hàng thương mại thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thơng tin tín dụng.
3.2.2.2 Thanh tra, kiểm tra các hoạt động ngân hàng
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong những năm gần đây có nhiều thay đổi tích cực. Khn khổ pháp lý về thanh tra giám sát ngân hàng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên vẫn tồn tại nghững hạn chế sau:
- Nhiều quyết định liên quan đến hoạt động giám sát ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là hoạt động liên quan đến việc giám sát khả năng quản trị các loại rủi ro của ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa xây dựng được văn bản nào phản ánh yêu cầu này.
- Ngân hàng Nhà nước chưa chuẩn hóa được nội dung hướng dẫn cho ngân hàng thương mại trong công tác giám sát và quản trị rủi ro nội bộ trong ngân hàng.
Để giải quyết được tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện theo các giải pháp sau:
- Tiếp tục hoàn thiện khuân khổ pháp luật về giám sát ngân hàng cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát ngân hàng. Giúp các ngân hàng có ý thức về kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính mình cho phù hợp với quy định của pháp luật;
- Ngân hàng Nhà nước cần có sự thống nhất trong việc ban hành các văn bản, thơng tư hướng dẫn, tránh tình trạng thiếu đồng bộ gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong quá trình áp dụng.
- Cần đào tạo đội ngũ kiểm tra, giám sát chuyên môn để nâng cao chất lượng nghiệp vụ ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể:
+ Ngân hàng Nhà nước cần có một chương trình chuẩn về đào tạo, cấp chứng chỉ đánh giá trình độ của nhân viên;
+ Quá trình đạo tạo nên bắt đầu từ sớm và diễn ra đồng bộ. Cần có kế hoạch bố trí cơng việc phù hợp đảm bảo những cán bộ giỏi, nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ và hướng dẫn các cán bộ trẻ hoặc cịn ít kinh nghiệm trong công việc. Điều này thường thể hiện rõ khi tiến hành bố trí nhân sự trong các cuộc thanh tra thực tế tại các ngân hàng thương mại. Trong đó, cán bộ lãnh đạo hay Trưởng đoàn thanh tra là người có đầy đủ năng lực chuyên mơn. Dựa trên nội dung cần thanh tra, Trưởng đồn sẽ sắp xếp các cán bộ có trình độ phù hợp với từng nội dung;
+ Bảo đảm chất lượng đào tạo, công tác đào tạo cán bộ thanh tra về ngân hàng phải được tiến hành thường xuyên, đảm bảo tính phù hợp. Để đáp ứng được các nhu cầu này thì Ngân hàng Nhà nước cần xác định đúng đắn nội dung, chương trình đào tạo phải chú ý mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng của thanh tra ngân hàng trong từng thời kì.