Thực trạng người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần xây dựng sông mã số 3 (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu khóa luận

2.3.3. Thực trạng người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công

cơng ty cổ phần xây dựng Sơng Mã số 3

Tình trạng NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với cơng ty đang gây khó khăn cho NSDLĐ. Theo thống kế cho thấy có 4 trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì có ba trường hợp này là hành vi bên phía NLĐ. Đây là con số đáng đề ban lãnh đạo công ty phải để chú trọng hơn. NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân NLĐ mà cịn ảnh hưởng đến danh tiếng của cơng ty. Khi NLĐ có hành vi như vậy, chứng tỏ công ty không đạo tào tốt NLĐ của mình nên mới xảy ra các hành vi trái pháp luật.

Năm 2010, trường hợp anh Ngoan đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với công ty. Hợp đồng của anh Ngoan là hợp đồng xác định thời hạn là 05 năm, giao kết HĐLĐ với công ty ngày 23/04/2009. Năm 2010, anh Ngoan không tiếp tục đến công ty làm việc, sau 10 ngày công ty nhận được thông tin anh Ngoan đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công ty mà không báo trước. Anh Ngoan khơng chỉ vi phạm HĐLĐ mà cịn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Do vậy, anh không nhận được bất cứ khoản bồi thường hay trợ cấp nào của công ty và phải bồi thường cho công ty số tiền mà lương tương ứng với số ngày anh nghỉ việc tại công ty.

Năm 2015, trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của chị Mai. Hợp đồng của chị là hợp đồng xác định thời hạn 10 năm, giao kết hợp đồng với công ty ngày 07/02/2010. Năm 2015, chị được bầu đi làm nhiệm vụ tại UBND tỉnh Thanh Hóa. Trong qua trình thực hiện nhiệm vụ chị không đến công ty làm việc và cũng không báo trước với công ty về việc chị đi làm nhiệm vụ, chị đã tự ý đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công ty mà không báo trước. Do chị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật vì vậy sẽ khơng nhận sự trợ cấp hay bồi thường của công ty.

Năm 2017, trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của anh Hải, đây là HĐLĐ không xác định thời hạn giao kết HĐLĐ ngày 1/8/2014. Sau khi làm việc được 03 năm anh Hải đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công ty, anh thông báo với công ty về việc này trước thời hạn 45 ngày. Tuy nhiên, đến ngày thứ 25 anh Hải không đến công ty làm và thông báo với công ty về việc xin nghỉ.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 và Điều 43 BLLĐ 2012 thì anh Hải đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ do vi phạm thời gian báo trước. Theo đó có thể xác định hợp đồng của anh Hải ký kết với công ty là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đối với hợp đồng không xác định thời hạn anh Hải có quyền đơn phương chấm

dứt hợp đồng lao động không cần bất cứ một lý do nào nhưng phải tuân thủ thời gian báo trước cho cơng ty ít nhất là 45 ngày. Anh Hải không thuộc trường hợp quy định tại điều 156 Bộ luật này nên bắt buộc phải tuân thủ thời gian báo trước là 45 ngày. Anh Hải đã báo trước 45 ngày nhưng không chờ đủ đến 45 ngày đã tự ý nghỉ việc do vậy đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật và phải chịu hậu quả như sau: Vi phạm quy định về thời hạn báo trước và bồi thường cho công ty một khoản tiền tương ứng với tiền lương của anh Hải trong những ngày khơng báo trước. Phải hồn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần xây dựng sông mã số 3 (Trang 34 - 35)