Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần xây dựng sông mã số 3 (Trang 35 - 38)

6. Kết cấu khóa luận

2.4. Đánh giá chung

BLLĐ 2012 đã phần nào giải quyết được những vấn đề những bất cập trong thực tiễn như: đối xử bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, lao động nữ mang thai, đối với trường hợp lao động bị cưỡng bức NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi có hành vi này xảy ra. BLLĐ đã đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế thị phần và hội nhập lao động quốc tế.

Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phát huy hiệu quả và đi vào thực tiễn cuộc sống một cách hết sức tích cực, tuy nhiên vẫn cịn bộc lộ rất nhiều hạn chế cần phải bổ sung, sửa đổi kịp thời, đáp ứng được những yêu cầu mới, những phát sinh trong quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Trong bối cảnh đất nước ta đang trong q trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế càng sâu và rộng thì việc sửa đổi, bổ sung bộ luật lao động là hết sức cần thiết và kịp thời để tạo hành lang pháp lý vững chắc làm lành mạnh quan hệ lao động, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động và góp phần thuận lợi cho sự phát triển bề vững của nền kinh tế đất nước.

Đi cùng với xu thế phát triển của xã hội, công ty cũng phát triển thêm nhiều mối QHLĐ, tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật trong cơng ty đang có xu hướng giảm dần. Có thể thấy, sau những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật xảy ra cơng ty đã có những chính sách đào tạo để cho ban lãnh đạo, cơng nhân viên am hiểu hơn về pháp luật, tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra. Khi xã hội phát triển, NLĐ có xu hướng tìm những cơng việc có điều kiện và lương cao hơn, thuộc khu vực địa bản tỉnh, công ty chưa thu hút được nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, do vậy quá trình đào tạo lâu dài và yêu cầu về am hiểu pháp luật cịn kém. Khơng có ban pháp chế để tư vấn pháp luật, điều này gây khó khăn trong việc cập nhật thơng tin về pháp luật cũng như đào tạo về mảng kiến thức pháp luật cho nhân viên.

Xuất hiện những trường hợp các công nhân nghỉ hàng loạt mà không xin phép, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác hoạt động Công đồn cịn yếu kém chưa được chú trọng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP

LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

3.1. Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia quan hệ lao động

Quyền và lợi ích của các chủ thể ln được pháp luật bảo đảm, do vậy khơng riêng gì trong pháp luật lao động, các bộ luật khác cũng phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc này. Có thể thấy pháp luật lao động quan tâm hơn cả tới quyền và lợi ích của NLĐ, bởi khi tham gia QHLĐ thì NLĐ ln là thế yếu hơn. Tuy nhiên, khơng vì vậy mà pháp luật lao động khơng để ý tới quyền và lợi ích của NSDLĐ. Trong quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, quyền của NSDLĐ vẫn cịn bị bó buộc trong khn khổ hướng lợi ích tới NLĐ. Và để tạo lập mối QHLĐ hài hịa, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vững vàng trong hội nhập phát triển. Luật lao động cũng cần xem xét và đặt tương quan với quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, khơng nên đặt quá nhiều quyền cho NLĐ và nhiều trách nhiệm cho NSDLĐ. Pháp luật cần điều chỉnh hợp lý, hài hào quyền lợi cũng như trách nhiệm giữa các bên trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Thứ hai, đảm bảo tính khả thi của các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Không chỉ riêng BLLĐ mà các bộ luật khác có liên quan cũng cần có những quy định rõ ràng, cụ thể, mang tính thống nhất với nhau. Các quy định đưa ra hay các nghị định có liên quan cần bán sát vào thực tế, tránh những trường hợp quy định không thể áp dụng vào thực tiễn.

Hiện nay, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và 2012) BLLĐ mới phần nào cho thấy sự thay đổi theo hướng tích cực và đảm bảo quyền và lợi ích của các bên chủ thể và đã phần nào giải quyết được những bất cập đã và đang tồn tại trong xã hội hiện nay về các vấn đề trong lao động. Tuy nhiên, sau nhiều lần sửa đổi, BLLĐ vẫn còn những bất cập cần phải tiếp tục nghiên cứu. Có thể thấy rằng, vì khơng đáp ứng được tính khả thi của các quy định so với thực tiễn nên BLLĐ mới vướng mắc phải những bất cập và gây khó khăn trong việc sử dụng. Do vậy, khi nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị sửa đổi thì Nhà nước cần phải định hướng, đảm bảo tính khả thi của các quy định khi áp dụng, áp dụng được vào thực tiễn mới có thể mang lại tính hiệu quả cao. Khi các quy định rõ ràng, không bị sửa đổi, không bị

vướng mắc khi thực hiện thì quyền và lơi ích của các chủ thể mới được đảm bảo và xã hội mới có thể phát triển theo xu hướng tích cực.

Thứ ba, đảm bảo sự thống nhất giữa quy định về pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với các quy định có liên quan

Các quy định của pháp luật khơng chỉ hướng tới sự đảm bảo về lợi ích của các bên chủ thể mà cần phải đảm bảo được sự thống nhất giữa các quy định pháp luật. Về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và một vấn đề phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và gây khó khăn cho việc giải quyết. Do vậy, một khi các quy định của pháp luật khơng mang tính thống nhất, chồng chéo lẫn nhau, mâu thuẫn lẫn nhau thì rất khó để đảm bảo sự hiệu quả khi thực thi. Mục đích chủ yếu của các quy định pháp luật là mang tính cưỡng chế theo đó yêu cầu các chủ thể phải thực hiện đúng các quy định đã đưa ra. Vì lẽ đó mà các quy định của pháp luật cần phải thống nhất với nhau thì mới đảm bảo được tính khả thi và mang tính pháp lý cao. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến đơn phương chấm dứt HĐLĐ, đây không chỉ là vấn đề mang tính ý chí của một bên chủ thể mà cịn mang tính pháp lý. Khi thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ các bên chủ thể rất dễ rơi vào trường hợp thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, yêu cầu các chủ thể cần có sự hiểu biết về pháp luật nhất định và yêu cầu các quy định cần cụ thể và thống nhất để tránh những trường hợp hiểu sai các quy định dẫn tới những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Thứ tư, hướng đến sự bình ổn quan hệ lao động sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

QHLĐ không chỉ là sự tương tác giữa người mua sức lao động (NSDLĐ) và người bán sức lao động (NLĐ) mà cịn có sự tương tác của các bên thứ ba (Chính phủ). Các mối QHLĐ tồn tại dựa trên sự tương tác đó, trong đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng vậy, để đảm bảo các mối QHLĐ tồn tại một cách khách quan và không xảy ra các hậu quả nghiêm trọng thì pháp luật cần có sự điều chỉnh đúng đắn, hợp lý và thống nhất để đảm bảo sư bình ổn các mối QHLĐ

Thứ năm, đảm bảo tính tương thích của các quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Việt Nam với pháp luật lao động quốc tế và tôn trọng tiêu chuẩn lao động quốc tế

Việt Nam là thành viên của ILO nên việc đảm bảo pháp luật lao động trong nước phù hợp với pháp luật lao động quốc tế là nguyên tắc cơ bản. Đến nay, chúng ta đã phê chuẩn hơn 20 trong gần 200 Công ước của ILO, các quy định của TPP về lao động. Các Công ước, Khuyến nghị của ILO thể hiện tư tưởng tiến bộ trên thế giới về QHLĐ, có cơ chế điều chỉnh mang tính dân chủ cao và đạt hiệu quả tốt. Về nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ, ILO có các Cơng ước như: Cơng ước

158 Về chấm dứt việc sử dụng lao động do NSDLĐ chủ động; Công ước 140 Về nghỉ việc để học tập có lương; Cơng ước 128 Về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất; Cơng ước 105 Xóa bỏ lao động cưỡng bức…

Trong thực tế, Việt Nam đã và đang tham khảo, vận dụng các Công ước trên để làm cơ sở cho việc ban hành nhiều văn bản pháp luật lao động có liên quan hoặc được lựa chọn áp dụng với mức độ tương thích với đặc điểm nước ta. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng về mọi mặt với khu vực và thế giới, việc tôn trọng những tiêu chuẩn, chuẩn mực lao động quốc tế, tham gia ngày càng nhiều các Điều ước quốc tế về lao động phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội nước ta để tận dụng và phát huy tối đa các thuận lợi khách quan cho sự phát triển toàn diện của đất nước, hoàn thiện các QHLĐ và xây dựng thị trường lao động lành mạnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần xây dựng sông mã số 3 (Trang 35 - 38)