6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến thực tiễn cơ cấu tổ chức và
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty cổ phần sản xuất
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến thực tiễn cơ cấu tổ chức và quản lý công ty cổ phần.
2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân
Công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân có tên giao dịch là VAN XUAN MANUFACTURE JOINT STOCK COMPANY, được thành lập theo GCNĐKKD số 0105454868 cấp giấy phép ngày 17/08/2011 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội với số vốn điều lệ là 3.000.000.000 đồng ( ba tỷ đồng ). Cơng ty có trụ sở đặt tại số 28, ngõ 266, đường Lê Thanh Nghị-Phường Đồng Tâm-Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội.
Công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân được thành lập với các chức năng trong ngành đúc sắt thép, nhằm tạo ra lợi nhuận để đảm bảo cơng ăn việc làm, đời sống cho người lao động; đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tạo ra sản phẩm chất lượng thông qua các nghiệp vụ như gia cơng cơ khí; sửa chữa, bn bán các phụ tùng ô tô, xe máy và phân phối các thiết bị về điện để phục vụ xã hội, mang lại niềm tin tuyệt đối cho khách hàng.
Bên cạnh đó, cơng ty cũng có một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
Xây dựng các kế hoạch tài chính cho phù hợp để có thể theo dõi được tình hình tài chính trong và ngồi cơng ty nhằm cân đối tình hình tài chính.
Xây dựng phương hướng chiến lược phát triển cho Công ty: xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các lĩnh vực hoạt động của Công
Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động về chính sách tiền lương, đào tạo kỹ năng, nâng cao tay nghề theo quy định của Bộ luật Lao động 2012…
Tổ chức, quản lý hợp lý về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô của công ty trong từng giai đoạn phát triển của công ty.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty cổ phầnsản xuất Vạn Xuân sản xuất Vạn Xuân
Thứ nhất, về phía nhà nước: chính sách của Đảng, Nhà nước, trình độ của người soạn thảo Luật có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các văn bản Luật cũng như các văn bản dưới Luật. Nếu người soạn thảo Luật có trình độ cao, hiểu biết về tình hình thực tiễn của xã hội thì các văn bản Luật được ban hành sẽ có tính khả thi, tạo ra khung pháp lý điều chỉnh về CTCP. Ngược lại, nếu trình độ của người soạn thảo Luật
cịn nhiều hạn chế sẽ dẫn đến việc Luật đó khi được ban hành sẽ khó thực thi, cản trở sự phát triển kinh doanh của các CTCP. Bên cạnh đó, mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp như thế nào, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty cho phù hợp với điều kiện chính trị, pháp luật.
Thứ hai, về phía thành viên Cơng ty cổ phần, đặc biệt là những người lãnh đạo công ty (chủ tịch HĐQT, TGĐ/GĐ). Người lãnh đạo có trình độ cao khơng chỉ lãnh đạo cơng ty kinh doanh có hiệu quả mà cịn đảm bảo cho cơng ty luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, khơng thể khơng nói đến Điều lệ cơng ty. Trong q trình hoạt động, cơng ty không chỉ chịu sự điều chỉnh của văn bản pháp luật có liên quan mà cịn chịu sự điều chỉnh của Điều lệ công ty. Đối với việc quản trị công ty cổ phần cũng vậy. Văn bản quy phạm pháp luật đưa ra các quy định chung nhất về quản trị CTCP, cịn Điều lệ cơng ty là sự cụ thể hóa quy định của Luật vào trong điều kiện thực tế của công ty, do người sáng lập công ty và các cổ đông thống nhất soạn thảo, nội dung trong Điều lệ công ty không được trái với quy định của Luật.