6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý củaCông ty cổ phần Công ty cổ phần
Quản lý công ty cổ phần ở Việt Nam, ngay từ khi nó ra đời cho đến nay, đã phải đương đầu những khó khăn và vướng mắc cả về phía chính trị và kinh tế, lẫn từ phía bản thân điều luật của Cơng ty. Vì chính quyền gắn kết với nền kinh tế xã hội, chế độ chính trị cịn có dấu hiệu thiếu tính dân chủ, dư luận xã hội chưa tự do hóa, nhiều quy định của pháp luật cơng ty cịn sơ sài, thiếu tính chặt chẽ và hợp lý. Cho nên, sự vận hành thực tiễn của quản lý công ty cổ phần theo pháp luật đã chưa đạt được mong muốn mà pháp luật đáng lẽ đã đặt ra, thậm chí cịn có nguy cơ bước đi tới vào một con đường sai lệch khác hẳn. Dưới đây là một số kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý Công ty cổ phần như sau:
Thứ nhất, cần thiết phải xem xét lại việc nhà nước có cần phải nắm giữ cổ phần chi phối của một công ty cổ phần hay không? Nếu Nhà nước là của dân, do dân, vì dân , thì nó được thành lập với mục đích bảo vệ an ninh, tài sản và tự do của các cơng dân của nhà nước. Vì vậy, nhà nước chỉ có quyền thu thuế theo pháp luật và cung cấp dịch vụ cơng cộng cho nhân dân chứ khơng có quyền tranh đoạt lợi ích với dân. Cơng dân cần phải thực hiện chủ quyền của mình để buộc cơ quan nhà nước rút khỏi thị trường và hạn chế nó trong một phạm vị hoạt động theo pháp định đó là thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý cơng cộng. Điều này thật có tính chất là một điều kiện tiên quyết của cơng cuộc lành mạnh hóa quản lý cơng ty cổ phần. Chính quyền nhà nước cần phải rút lui ra khỏi việc trực tiếp tham gia quản lý nội bộ của các công ty cổ phần. Tuy nhiên, mục tiêu không thể đạt được trong một, hai năm. Hiện nay, để giải quyết vấn đề đại diện cổ phần nhà nước trong cơng ty cổ phần, có thể thành lập một tổ chức như “Quỹ (hoặc Hội đồng) quản lý vốn cổ phần nhà nước” ở cấp nhà nước. Tổ chức này có tính kinh tế và được ủy quyền tập trung quản lý toàn bộ vốn cổ phần của Nhà nước trong các công ty cổ phần với mục tiêu là tăng thêm giá trị của vốn. Quỹ quản lý vốn nhà nước sẽ xây dựng một chế độ theo cơ chế thị trường để bổ nhiệm người đại diện tại các Công ty cổ phần và đánh giá công việc của họ theo định kỳ.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản lý CTCP. Phải xây dựng hệ thống pháp luật dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, tuân thủ nguyên tắc và quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường Việt Nam, góp phần tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
Thứ ba, với mục tiêu hướng tới trở thành nền kinh tế thị trường, một trong những yêu cầu được đặt ra là phải tạo dựng mơi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác phát triển. Nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, nhưng với đặc thù là phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, bên cạnh việc tn theo các nguyên tắc tắc và quy luật vận động khách quan của kinh tế thị trường, khi nghiên cứu và xây dựng pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật về quản trị CTCP nói riêng, chúng ta phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, các quy phạm pháp luật về quản lý CTCP phải phù hợp với nguyên tắc kinh doanh; đặc điểm văn hóa kinh doanh của người Việt Nam.
Thứ năm, các quy phạm pháp luật về quản lý CTCP phải tuân thủ nguyên tắc hàng đầu và cơ bản của nền kinh tế thị trường là nguyên tắc tự do kinh doanh. Nguyên tắc này được hiểu là mọi chủ thể đều có quyền đầu tư, sản xuất kinh doanh theo những hình thức Luật định; có quyền tự do ấn định giá cả theo quy luật cung cầu và sự chỉ dẫn của nhà nước về đăng ký, thương lượng và niêm yết giá; có quyền cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong mơi trường kinh doanh được pháp luật quy định và bảo hộ.
Thư sáu, các quy định về quản lý CTCP phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản trị công ty, tăng cường tính cạnh tranh của cơng ty trên thị trường.
Thứ bảy, khi tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có rất nhiều lợi thế. Yêu cầu được đặt ra là phải có chiến lược thích ứng, vượt qua thử thách và chớp lấy thời cơ. Trong quá trình hội nhập thế giới, phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ liên tục có nhiều chính sách để thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tự do thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý CTCP phải đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện pháp luật kinh tế.