Về Đại hội đồng cổ đông

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty cổ phần – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần sản xuất vạn xuân (Trang 27 - 35)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh và thực trạng thực hiện các quy

2.2.1 Về Đại hội đồng cổ đông

Trong môi trường làm việc tập thể, mọi cá nhân hiểu và tin rằng việc tư duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện tốt hơn khi tất cả cùng hợp tác. Người ta nhận ra, hiểu rõ và tin rằng “không một ai trong chúng ta có thể giỏi bằng tất

cả chúng ta hợp lại”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 thì: “ Đại hội đồng

cổ đơng gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần”. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ

phần, là một cơ cấu tổ chức bắt buộc phải có trong cơng ty cổ phần, mọi cổ đơng đều là chủ thể “đương nhiên” để cấu thành nên Đại hội cổ đông. Điều này cũng giống như “Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên” được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014.

2.2.1.1. Thẩm quyền triệu tập và điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông Về thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông: Như chúng ta đã biết, Đại hội

đồng cổ đông là cuộc họp thường kỳ thường là một năm hoặc bất thường của các cổ đông của một công ty cổ phần. Hội đồng quản trị có thẩm quyền thông báo triệu tập họp với các trường hợp ĐHDCĐ thường niên hoặc bất thường. Nếu hội đồng quản trị

khơng triệu tập họp thì Ban kiểm sốt triệu tập họp, trường hợp Ban kiểm sốt khơng triệu tập thì cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ Công ty sẽ triệu tập họp.

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng khơng quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Các trường hợp Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông bao gồm:

Một là, hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của Cơng ty;

Hai là, số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt cịn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

Ba là, theo u cầu của cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng được quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014;

Bốn là, theo yêu cầu của Ban kiểm soát và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

Trong trường hợp nếu Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác thì hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại theo quy định tại điểm b hoặc nhận được yêu cầu quy định tại điểm c và điểm d Khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014.

Trường hợp Hội đồng quản trị khơng triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định thì Chủ tịch hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Tại khoản 4 Điều 136 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định trường hợp Hội đồng quản trị khơng triệu tập họp ĐHĐCĐ thì trong thời hạn ba mươi ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định của Luật.

Khoản 5 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định trường hợp ban kiểm soát khơng triệu tập họp ĐHĐCĐ thì cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng theo quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 có quyền đại diện cơng ty triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định của Luật. Đồng thời, Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định khi HĐQT khơng triệu tập họp bất thường ĐHĐCĐ thì Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại phát sinh. Tuy nhiên theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên HĐQT đều phải chịu trách nhiệm khi không triệu tập

họp bất thường theo quy định. Trường hợp HĐQT khơng triệu tập họp thì Ban kiểm soát chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại phát sinh khi không thực hiện việc triệu tập, mà không phải là Trưởng ban kiểm oát phải chịu trách nhiệm như quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.

Liên quan đến triệu tập ĐHĐCĐ, đối với các cơng ty đại chúng có vài nghìn, thậm chí là vài triệu cổ đơng thì việc triệu tập tồn bộ cổ đơng là việc khơng hề đơn giản. Thực tế cho thấy nhiều công ty cổ phần đã không thể triệu tập được Đại hội kịp thời để quyết định những vấn đề có tính chất thời sự cao. Xin ý kiến bằng văn bản cũng không hề nhanh tý nào.

Để giải quyết vấn đề này, Luật Doanh nghiệp cần bổ sung cơ chế để đảm bảo cho việc họp ĐHĐCĐ được thuận lợi hơn. Quy định các cổ đông riêng lẻ sở hữu tỷ lệ cổ phần dưới một tỷ lệ nhất định bắt buộc phải ủy quyền áp dụng đối với cơng ty cổ phần có trên 100 cổ đơng cũng là một giải pháp có thể cân nhắc đến.

Mặc dù việc bắt buộc này đi ngược với tinh thần dân chủ biểu quyết trong cơng ty cổ phần nhưng lại có thể giúp cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Nhưng trong một số trường hơp, hạn chế dân chủ vì lợi ích chung thì trong đó cũng có lợi ích riêng của cổ đơng nhỏ lẻ. Đó cũng là cần thiết.

Các quy định hiện hành đối với triệu tập ĐHĐCĐ bất thường cũng có bất cập cần phải sửa đổi. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, ĐHĐCĐ bất thường được triệu tập để giải quyết các cơng việc mang tính chất cấp bách không thể đợi đến ĐHĐCĐ thường niên. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp quy định thẩm quyền triệu tập đại hội, điều kiện tiến hành họp, thể thức tiến hành họp, biểu quyết, thông qua quyết định của Đại hội của ĐHĐCĐ bất thường cũng được quy định chung như ĐHĐCĐ thường niên. Do vậy, khi thực hiện đã nảy sinh những điểm chưa hợp lý như: nhóm cổ đơng thực hiện triệu tập ĐHĐCĐ phải mất rất nhiều thời gian, chưa kể các lần ĐHĐCĐ không hợp lệ do không đủ tỷ lệ cổ đơng có quyền dự họp … đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận danh sách cổ đông để thực hiện việc triệu tập Đại hội.

Về điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, Luật doanh nghiệp 2014 quy

định cuộc họp được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp ít nhất 51% thay vì 65% tổng số phiếu biểu quyết của Luật doanh nghiệp 2005. Ngoài ra, cuộc họp triệu tập lần hai (khi lần thứ nhất không đủ điều kiện) được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp đại diện ít nhất 33% thay vì 51% tổng số phiếu biểu quyết theo Luật doanh nghiệp 2005. Cụ thể, Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp đại

2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đơng dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đơng dự họp.

4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đơng mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thơng báo mời họp theo quy định tại Điều 139 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định trên thì điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đơng chính thức thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% được quy định trong Luật doanh nghiệp 2005 xuống còn tỷ lệ 51%. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành theo đúng kế hoạch của doanh nghiệp, tránh tình trạng phải triệu tập lần thứ hai, lần thứ ba do không đủ điều kiện.

Với quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì đến nay các cơng ty cổ phần đều liên tục điều chỉnh sửa Điều lệ của mình cho phù hợp với những thay đổi của luật này. Trong đó điểm cịn gây tranh luận nhiều nhất là điều chỉnh các tỷ lệ tối thiểu để tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Bảng dưới đây so sánh các tỷ lệ này thay đổi theo thời gian:

Tỷ lệ % tổ chức họp ĐHĐCĐ lần đầu Tỷ lệ % thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ về các vấn đề thông thường Tỷ lệ % thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ về các vấn đề quan trọng

Luật doanh nghiệp 1999 51% (*) 51% (**) 65% (**)

Luật doanh nghiệp 2005 65% (**) 65% (**) 75% (**)

Luật doanh nghiệp 2014 51% (*) 51% (**) 65% (**)

Chú thích:

(*) Tính trên tổng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành; (**) Tính trên tổng số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết tham dự họp.

Qua đây có thể thấy rằng, Luật doanh nghiệp 2014 đã giảm các tỷ lệ tối thiểu cần thiết để tổ chức một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, giúp cho một cuộc họp đại hội đồng cổ đơng có thể được tổ chức dễ dàng hơn với ít lượng cổ phần tham dự hơn và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng cũng có thể được thơng qua với số phiếu biểu quyết tán thành ít hơn. Điều này sẽ làm giảm ảnh hưởng của các cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nắm giữ trên 36% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cơng ty, vì trước đây họ có thể phủ quyết các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đơng. Ngược lại, các nhóm cổ đơng nắm giữ 51% cổ phần của cơng ty có thể có ảnh hưởng lớn hơn đến việc họp và ra nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015 quy định về điều kiện tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ được theo hướng thuận lợi hơn cho các công ty so với Luật Doanh nghiệp 2005.Với những thay đổi này, Luật đã tạo điều kiện cho cơng ty có thể tiến hành họp ĐHĐCĐ ngay trong lần đầu tiên. Mặt khác, quy định trên cũng đã tiếp cận và phù hợp hơn với thơng lệ quốc tế. Bên cạnh đó Luật Doanh nghiệp 2014 so với Luật Doanh nghiệp 2005 đã có quy định mở hơn về việc ứng dụng công nghệ vào cuộc họp, cho phép cổ đông tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, gửi thư, fax hoặc thư điện tử và hình thức cụ thể này phải được ghi rõ trong Điều lệ công ty. Những điểm mới trên đã tạo cơ hội cho cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Áp dụng quy định của pháp luật, tại công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân các cổ đông của công ty luôn được đảm bảo thực hiện quyền lợi của mình. Tồn bộ cổ đơng có quyền dự họp ln được mời họp theo đúng quy định và nhận được giấy triệu tập mời họp chậm nhất là bảy ngày trước khi cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành. Quyền biểu quyết của cổ đông cũng được đảm bảo theo quy định, các quyết định liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, định hướng phát triển công ty, bầu, miễn nhiệm thành viên HĐQT…đều được lấy biểu quyết của cổ đơng tại cuộc họp.

2.2.1.2. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

Tại Khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định người triệu tập họp phải chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp. Theo số liệu thực tế, khoảng 85% CTCP, chủ tịch HĐQT kiêm GĐ là người tiến hành các công việc trên, ở các cơng ty cịn lại, chủ tịch HĐQT, hoặc thành viên thường trực hoặc GĐ/TGĐ sẽ chuẩn bị. Các cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ thường kéo dài nửa ngày (hơn 52% CTCP), hoặc một ngày (khoảng 47% CTCP), số còn lại kéo dài hơn một ngày.

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đơng có thể là Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt hoặc nhóm cổ đơng phải “chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp”. Cổ đơng

hoặc nhóm cổ đơng quy định tại khoản 2 Điều 1114 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quyền “kiến nghị”các vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đơng. Tuy nhiên, việc kiến nghị phải được thực hiện bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc (trừ trường hợp Điều lệ của cơng ty có quy định thời hạn khác). Trong kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông hoặc thông tin tương đương, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.

Trong các thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trước khi diễn ra, việc chuẩn bị chương trình và cơng bố tài liệu họp là một trong những bước quan trọng nhất. Bộ tài liệu này giúp cung cấp đầy đủ thông tin cho cổ đông, đặc biệt là những thông tin liên quan đến các vấn đề trọng yếu cần được thông qua tại cuộc họp.

Theo quy định của Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn, bên cạnh việc gửi thông báo và thư mời họp cho các cổ đơng, tồn bộ tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông phải được công bố trên trang thông tin điện tử của công ty chậm nhất là 10 ngày trước khi khai mạc đại hội. Nhưng theo thông lệ tốt về quản trị công ty trong khu vực ASEAN, thời hạn gửi thư mời và công bố thông tin tài liệu về họp Đại hội đồng cổ đông tối thiểu là 21 ngày. Những tài liệu này trên trang thông tin điện tử của công ty nên được để ở chế độ công khai để tất cả các cổ đông và các bên liên quan đều có thể truy cập được.

Như vậy, những quy định trên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cổ đơng có thêm thời gian để xem xét các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các vấn đề nghị sự, cũng như sắp xếp thời gian để tham dự họp.

Các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thường thảo luận và quyết định về các vấn đề như: báo cáo hàng năm tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh tiếp theo; mức cổ tức được chia. Ngồi ra, một số cơng ty còn bầu HĐQT và BKS tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên. Diễn biến cuộc họp thường là chủ tịch HĐQT hoặc GĐ trình bày báo cáo đã chuẩn bị sẵn, BKS đọc báo cáo đánh giá thẩm tra đã chuẩn bị sẵn; thảo luận và chất vấn. Tại hầu hết các cuộc họp thường niên đều có chất vấn của cổ đơng đối với HĐQT. Tuy vậy, chỉ có một số ít CTCP (gần 8%), quyết định của ĐHĐCĐ có bổ sung thêm nội dung mới, số cịn lại, thơng qua đúng những gì HĐQT và BKS báo cáo.

2.2.1.3. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đơng

Thứ nhất, về hình thức thơng qua quyết định: Điều 143 Luật doanh nghiệp 2014

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty cổ phần – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần sản xuất vạn xuân (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)