Quy định của pháp luật về Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty cổ phần – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần sản xuất vạn xuân (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh và thực trạng thực hiện các quy

2.2.4 Quy định của pháp luật về Ban kiểm soát

2.2.4.1 Cơ chế bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định BKS là cơ quan giám sát, do ĐHĐCĐ bầu ra để giám sát và kiểm soát nội bộ, trực tiếp giám sát HĐQT và ban giám đốc trong quản lý, điều hành công ty. Tại Điều 163 Luật Doanh nghiệp 2014 về Ban kiểm soát được quy định như sau: “Ban kiểm sốt có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm sốt

viên khơng q 05 năm và Kiểm sốt viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.”

Số lượng thành viên BKS: khoản 1 Điều 163 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định BKS có từ ba đến năm người. Trên thực tế, 95% số CTCP được điều tra có BKS gồm ba thành viên, số còn lại từ một đến năm người.Các thành viên BKS thường là những người làm việc trực tiếp hoặc là cổ đông, đại diện của cổ đông tại công ty. Xét cho cùng, các thành viên thường làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thường có trình độ chun mơn thấp hơn HĐQT. Thành viên BKS không độc lập, họ thường chỉ là cấp dưới và hoàn toàn phụ thuộc vào thành viên HĐQT.

BKS của công ty cũng được thành lập theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Trưởng ban là ông Trịnh Anh Quân, bao gồm có 3 thành viên. Thực hiện các hoạt động giám sát, kiểm tra HĐQT và tổng giám đốc trong q trình điều hành và phát triển cơng ty.

2.2.4.2. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát

Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể về quyền và nhiệm vụ của BKS. Theo đó, ngồi quyền và nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, xem xét các công việc quản lý, điều hành; BKS có nhiệm vụ phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT, đồng thời việc BKS tiến hành kiểm tra khơng được cản trở cơng việc bình thường của HĐQT, khơng gây gián đoạn điều hành hoạt động bình thường của HĐQT, GĐ/TGĐ vi phạm thì phải thơng báo ngay bằng văn bản với HĐQT. Như vây, theo các quy định trên thì có thể thấy ở Việt Nam, BKS khơng có quyền lực thực chất, mà chỉ có nghĩa vụ “báo cáo giải trình” và “tham khảo ý kiến của HĐQT”. Thêm vào đó, nếu kiểm sốt viên hoạt động nghiêm chỉnh thì có thể lại bị quy trách nhiệm “cản trở hoạt động bình thường” hoặc “gây gián đoạn” điều hành hoạt động kinh doanh của cơng ty. Cách quy định như trên có khuynh hướng làm cho BKS phụ thuộc vào HĐQT, BKS khơng có quyền lực thực chất để kiềm chế HĐQT và bắt buộc họ hoạt động hợp pháp và hợp lý.

Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những bước thay đổi lớn trong mơ hình tổ chức quản lí so với Luật Doanh nghiệp 2005. Bởi thế xuất hiện trường hợp có hoặc khơng có Ban kiểm sốt.

Mặt khác, nói về cơ chế tổ chức Ban Kiểm sốt, nhiều người vẫn quan niệm có thể coi cơng ty cổ phần là một “nhà nước” thu nhỏ, trong đó:

- ĐHĐCĐ đóng vai trị là cơ quan lập pháp – nơi quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty;

- HĐQT và Ban giám đốc được coi là cơ quan hành pháp nơi điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày; cịn Ban kiểm sốt đóng vai trị của cơ quan tư pháp, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm sốt hoạt động của HĐQT và Ban Giám đốc.

Như vậy, Ban kiểm sốt phải đóng vai trị “kiềm chế và đối trọng” với HĐQT và Ban giám đốc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Ban kiểm sốt đã khơng thể hiện đầy đủ vai trị bảo vệ cổ đơng và nhà đầu tư. Do đó, rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ “sự lép vế” của Ban kiểm soát là rất lớn.

Để đảm bảo khách quan hơn cho các thành viên Ban kiểm soát, Điểm a Khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp quy định thành viên Ban kiểm sốt khơng được là “vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc/giám đốc và người quản lý khác”. Tuy nhiên, rõ ràng còn khá nhiều mối quan hệ họ hàng khác xa hơn thế nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tính độc lập của các thành viên Ban kiểm soát.

Một quy định khác cũng đáng bàn ở đây là Khoản 2 Điều 122 cũng quy định: “Thành viên ban kiểm sốt khơng được giữ các chức vụ quản lý cơng ty”. Quy định ràng buộc này vơ tình tạo kẽ hở khi HĐQT, Ban giám đốc đưa nhân viên cấp dưới vào làm thành viên Ban kiểm soát. Dễ dàng nhận thấy: lương, thưởng, hợp đồng lao động, các điều kiện thăng tiến của các nhân viên này đều do Ban Giám đốc hoặc HĐQT quyết định. Liệu có ai dám “kiểm sốt” người có quyền quyết định mức thu nhập và tương lai sự nghiệp của mình?

Nếu theo dõi báo cáo của Ban kiểm sốt trong các kỳ đại hội, cổ đơng thường có cảm giác rằng các báo cáo này chỉ là bản sao các báo cáo của HĐQT và Ban giám đốc. Nội dung chủ yếu là “khen” HĐQT và Ban giám đốc, rất ít thơng tin có ích cho cổ đơng. Trong một số trường hợp, những vấn đề cần đưa vào báo cáo của Ban kiểm soát đã được thống nhất trước với HĐQT và Ban giám đốc trong phiên họp “trù bị” trước đó rồi. Do đó, tại đại hội, vai trị của Ban kiểm sốt chỉ là ngồi cho đủ ban bệ.

Ngoài ra, báo cáo của Ban kiểm sốt thường được trình cho ĐHĐCĐ vào mỗi kỳ họp. Thời gian giữa các kỳ họp lại quá xa và như vậy, báo cáo của Ban kiểm sốt khơng cịn tính thời sự. Bên cạnh đó, báo cáo của Ban kiểm sốt khơng phải là tài liệu bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định.

Những bất cập vẫn luôn tồn tại và cần phải sửa đổi sao cho phù hợp và có thể áp dụng trong việc quản lý cũng như việc thực thi pháp luật được chấp hành có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quản lý công ty cổ phần – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần sản xuất vạn xuân (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)