6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh và thực trạng thực hiện các quy
2.2.3 Về Giám đốc (Tổng giám đốc )
2.2.3.1 Pháp luật điều chỉnh về Giám đốc ( Tổng giám đốc)
GĐ/TGĐ có quyền và nhiệm vụ điều hành cơng việc quản lý kinh doanh thường nhật của công ty. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định GĐ/TGĐ là một chức danh do HĐQT bổ nhiệm hoặc thuê người khác làm. Khoản 3 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về quyền hạn của GĐ/TGĐ cụ thể như sau: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của cơng ty mà khơng cần phải có quyết định của HĐQT; tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
GĐ/TGĐ có quyền kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT; quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của GĐ/TGĐ; tuyển dụng lao động; kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của HĐQT.
Tại khoản 2 Điều 134 quy định: “Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của cơng ty; trường hợp Điều lệ khơng có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của cơng ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”. So với quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005 thì quy định này hợp lý hơn về việc cho GĐ/TGĐ làm người đại diện theo pháp luật của cơng ty khi điều lệ của
cơng ty khơng có quy định khác nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện quyền điều hành hoạt động của công ty. Vấn đề đặt ra là nếu GĐ/TGĐ vừa là người đại diện theo pháp luật của công ty, vừa là người điều hành cơng ty thì sẽ dẫn đến tình trạng GĐ/TGĐ có địa vị pháp lý cao hơn HĐQT. Nếu trong trường hợp GĐ/TGĐ là chức danh do HĐQT bổ nhiệm thì quyền hạn và nhiệm vụ của GĐ/TGĐ nên do Điều lệ công ty hoặc HĐQT xác định chứ không phải do Luật quy định một cách trực tiếp.
Trên thực tế, Giám đốc có nhiều người giúp việc và tạo thành ban giám đốc. Tuy nhiên trong cơ cấu quản lý, ban giám đốc không được coi là một tập thể; họ chỉ là từng cá nhân. Điều này tạo thuận tiện cho HĐQT là có thể thay thế giám đốc dễ dàng và tạo nên một hệ thống chỉ huy đơn giản và vì thế hữu hiệu.
Tại Công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân, Tổng giám đốc hiện nay của công ty là ông Trần Duy Quý. Ông là chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của công ty, đồng thời ông cũng là người thành lập ra Cơng ty cổ phần sản xuất Vạn Xn. Chính vì vậy mà quyền cũng như nhiệm vụ của ông Trần Duy Quý là rất lớn, quyền lực tập hợp của cả Chủ tịch HĐQT và TGĐ.
Việc kiêm nhiệm chức vụ cũng không thể tránh khỏi một số hạn chế trong công việc. Với tư cách là TGĐ, ơng Trần Duy Q chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành hoạt động của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến công việc sản xuất, mua bán hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các kế hoạh ngắn và dài hạn của công ty; tuyển dụng lao động; quyết định tiền lương và phụ cấp đối với nhân viên của cơng ty…. Ngồi những quyền nói trên ơng Trần Duy Q cịn có nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT như: lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ…
Theo quyết định của TGĐ và chính sách của cơng ty, trung bình nhân viên của cơng ty được hưởng mức lương 8.000.000 VNĐ/tháng, ngoài ra, nhân viên cũng được phụ cấp tiền ăn trưa, tiền thuê nhà ở… Công ty cũng thực hiện chế độ bảo hiểm, chế độ y tế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Có thể nhận thấy rằng quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của TGĐ tại Công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.