6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về cơ cấu tổ chức,
tổ chức, quản lý của công ty cổ phần
3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản trị doanh nghiệp, cụ thể là quản trị CTCP để tăng cường nhận thức của người dân, góp phần giảm thiểu vi phạm và tranh chấp trong thực tiễn.
Mặc dù không phải là lĩnh vực pháp luật mới, nhưng thực tế cho thấy sự nhận thức của người dân với pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật về quản trị CTCP cịn hạn chế. Vì thế, cơ quan nhà nước nên phối hợp với các tổ chức, cơng ty tư vấn để tổ chức các khóa đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn,các buổi tư vấn miễn phí về pháp luật quản trị CTCP. Bên cạnh đó, để pháp luật về doanh nghiệp nói chung, pháp luật về cơ cấu tổ chức, quản lý CTCP nói riêng trở nên gần gũi hơn thì nên tiếp tục đẩy mạnh việc đưa vào Luật Doanh nghiệp vào chương trình giảng dạy của khối ngành kinh tế hay đào tạo luật kinh tế.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực thi pháp luật về doanh nghiệp nói chung và quản trị CTCP nói riêng. Đồng thời nâng cao năng lực và tính hiệu quả của các hiệp hội và tổ chức xã hội
Một số tổ chức xã hội như Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội các Nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI)… cần nâng cao trách nhiệm và vai trị của mình đối với hoạt động quản trị công ty tại các doanh nghiệp thông qua một số biện pháp như thành lập bộ phận chuyên môn nhằm thực hiện các đánh giá, khảo sát hàng năm về thực trạng quản trị công ty tại doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra các kế hoạch, chiến lược cải thiện chất lượng quản trị cơng ty. Ngồi ra, các tổ chức xã hội cũng cần tổ chức các diễn đàn, hội thảo về quản trị công ty nhằm tạo cơ hội chia sẻ, giao lưu giữa các chuyên gia và các nhà quản trị đến từ nhiều doanh nghiệp.
Một vai trò quan trọng khác của các tổ chức xã hội là xây dựng cơ chế trợ giúp, đại diện cho nhóm cổ đông nhỏ tham gia họp ĐHĐCĐ tại doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của họ. Ngoài ra, các tổ chức này cần phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để cùng nhau đóng vai trị giúp đỡ, hỗ trợ và giám sát hoạt động quản trị công ty của doanh nghiệp.
3.3.2. Kiến nghị đối với công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân
Thứ nhất, Công ty nên quy định rõ ràng các thành viên trong HĐQT được ký kết hợp đồng lao động và khi thành viên đó khơng xứng đáng là thành viên của công ty. Trong trường hợp bị bãi nhiệm mà vẫn ràng buộc theo hợp đồng lao động thì chỉ bãi nhiệm với tư cách là thành viên HĐQT và hợp đồng lao động của người đó vẫn có hiệu lực.
Thứ hai, tách biệt vai trị giữa Chủ tịch HĐQT và TGĐ là nhiệm vụ tất yếu. Về bản chất, vai trò của Chủ tịch HĐQT và TGĐ là khác nhau, thậm chí có thể đối lập nhau: TGĐ điều hành doanh nghiệp còn Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm điều hành HĐQT – mà một trong những nhiệm vụ của HĐQT là giám sát TGĐ. Nếu Chủ tịch HĐQT và TGĐ là một người, các thành viên HĐQT khó có thể phê bình TGĐ hoặc là phát biểu ý kiến độc lập. Chính vì vậy, một Chủ tịch HĐQT khơng kiêm nhiệm chức vụ TGĐ sẽ tích cực khuyến khích tranh luận ở các cuộc họp của HĐQT. Điều cần chú ý là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc có thể có quan điểm khác nhau. Thêm nữa, giải quyết băn khoăn về việc ai sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động của cơng ty, rõ ràng là tách biệt vai trị Chủ tịch HĐQT và TGĐ làm cho nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp của HĐQT trở nên rõ ràng. Vì vậy, cơng ty cũng nên xem xét về vấn đề này và thuê một người làm giám đốc nhằm quản lý công ty tốt hơn.