6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh và thực trạng thực hiện các quy
2.2.2 Về Hội đồng quản trị
Theo khoản 1 Điều 149 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Hội đồng quản trị là
cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.”
Hội đồng quản trị là cơ quan “quản lý” công ty và cơ quan này chỉ đứng sau Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần. Quản lý là đặc trưng cho quá trình điều khiển và hướng dẫn tất cả các bộ phận của một tổ chức thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn lực của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp Việt Nam quy định cơ quan này chỉ sau Đại hội đồng cổ đông, mà Đại hội đồng thường niên mỗi năm chỉ họp một lần nên thực quyền của Hội đồng quản trị là thường xuyên, liên tục và mang tính “nhân
danh cơng ty” để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty khi mà
quyền và nghĩa vụ đó khơng thuộc Đại hội đồng cổ đông.
2.2.2.1. Tiêu chuẩn, số lượng thành viên của Hội đồng quản trị
Trước tiên, về tiêu chuẩn thành viên và điều kiện làm thành viên của HĐQT. Tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị. Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: thành viên HĐQT phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật; có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh ngành nghề kinh doanh của công ty hoặc điều kiện khác theo quy định của Điều lệ công ty. Đối với công ty con mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì thành viên HĐQT khơng được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý cơng ty mẹ.
Có thể thấy, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định mở hơn đối với thành viên HĐQT so với Luật cũ. Cụ thể tại Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định khác Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2005 khi cho phép thành viên HĐQT có thể đồng thời là thành viên HĐQT của công ty khác và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Quy định này đã phần nào giúp cho cơng ty có thêm cơ hội lựa chọn được những người có năng lực làm thành viên HĐQT.
Nguyên tắc Luật doanh nghiệp quy định là vậy, song ở mỗi doanh nghiệp lại có thể có quy định riêng, đặc thù mà có một số điểm khác so với quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, nhưng các tiêu chuẩn đó khơng được vi phạm các quyền cơ bản của cổ đơng.
Ví dụ: Tại khoản 3 Điều 24 trong Điều lệ cơng ty cổ phần Hồng anh gia Lai ban hành tháng 4/2013 quy định như sau:
a. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý trong các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động và kinh doanh;
b. Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp”.
Tiếp đến, về vấn đề số lượng thành viên của HĐQT. Về nguyên tắc, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Số lượng của thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần được quy định tại Điều 150 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 150 Luật doanh nghiệp 2014 thì Hội đồng quản trị của Cơng ty cổ phần có từ ba đến mười một thành viên. Số lượng thành viên cụ thể của Hội đồng quản trị công ty cổ phần sẽ do Điều lệ công ty quy định. Dựa trên quy định đó, doanh nghiệp sẽ lựa chon số lượng thành viên của Hội đồng quản trị sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị “q ít” hoặc “q đơng” thì đều có thể làm giảm hiệu quả của q trình ra quyết định. Những quyết định được đưa ra ngay từ đầu có sự đồng thuận cao chưa chắc đã hiệu quả hơn những quyết định được thảo luận nhiều và có nhiều ý kiến phản biện. Do đó, quy mơ Hội đồng quản trị quá nhỏ sẽ thiếu sự đa dạng về quan điểm cũng như chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Ngược lại, quy mơ Hội đồng quản trị q đơng sẽ khó tìm kiếm được sự đồng thuận.
Số lượng thành viên của HĐQT của Công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân là ba thành viên: Ông Trần Duy Quý – chủ tịch HĐQT, Bà Nguyễn Hồi Thanh – thành viên HĐQT, ơng Trần Mạnh Hùng – thành viên HĐQT. Số lượng thành viên HĐQT của công ty đảm bảo đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2014. Nhiệm kỳ của HĐQT và nhiệm kỳ của thành viên HĐQT đều là năm năm. HĐQT chủ yếu quyết định các chiến lược phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm của công ty, kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại
2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị Quyền của các thành viên HĐQT
Hội đồng quản trị có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Cơng ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định Hội đồng quản trị bầu một người làm Chủ tịch. Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc/ Tổng giám đốc, trừ trường hợp Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch hội đồng quản trị
không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giam đốc. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm Điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.
Trong Điều lệ ban hành ngày 27/4/2015 của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk quy định rõ tại Điều 20 về quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị như sau:
“1.Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự giám sát và chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền về Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, tổng giám đốc, Giám đốc điều hành và Kế toán trưởng của Công ty phải cam kết nắm giữ một trăm phần trăm (100%) số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian ít nhất sáu (06) tháng kể từ ngày niêm yết lần đầu tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và năm mươi phần trăm (50%) số cổ phiếu này trong thời gian sáu (06) tháng tiếp theo, khơng tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
2.Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và cán bộ quản lý cấp cao thuộc thẩm quyền của mình theo cơ chế được đề cập trong quy chế quản trị Công ty.
…..
9.Các thành viên của Hội đồng quản trị có quyền được thanh tốn tất cả các chi phí đi lại, ăn, ở và các khoản chi phí hợp lý khác mà họ đã phải chi trả khi thực hiện trách nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của mình, bao gồm cả các chi phí phát sinh trong việc tới tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị, hoặc các tiểu ban của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.
Để tránh lạm quyền mà việc lạm quyền này có thể gây phương hại đến cổ đơng, đến doanh nghiệp thì khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp nghị quyết do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty “gây thiệt hại” cho cơng ty thì các thành viên tán thành thơng qua nghị quyết đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty. Thành viên phản đối thơng qua nghị quyết nói trên được miễn trách nhiệm. và trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của cơng ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền u cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện nghị quyết nói trên.
- Quyền của Chủ tịch HĐQT:
Nếu xét về hệ thống cấp bậc thì Chủ tịch hội đồng quản trị (Chairman of the board) là người chịu trách nhiệm “lập chương trình, kế hoạch, giám sát” cao nhất khi thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị. Theo quy định tại khoản 3 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền “Lập chương trình, kế
hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;… Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị”
Về mặt pháp lý, Chủ tịch hội đồng quản trị điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và của Điều lệ cơng ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, được Hội đồng quản trị bầu cử từ một trong các thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Trong khi trước đây, Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị” bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị “theo quy định tại Điều lệ công ty”. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ là quyền hạn của Chủ
tịch hội đồng quản trị (cá nhân) không đồng nhất với quyền hạn của Hội đồng quản trị (tập thể). Nên theo đó, khi Chủ tịch Hội đồng quản trị ký các nghị quyết của Hội đồng quản trị thì phải ghi cụm từ “Thay mặt” vào trước cụm từ “Hội đồng quản trị”.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Chủ tịch HĐQT có các quyền và nhiệm vụ sau: lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; chuẩn bị hoặc tổ chức chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; tổ chức việc thơng qua quyết định của HĐQT; giám sát q trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật và Điều lệ cơng ty.
Từ những quyền trên có thể thấy rằng thực sự quyền của Chủ tịch HĐQT khơng mạnh, vì HĐQT biểu quyết theo số người hiện diện, trừ khi số phiếu của hai bên ngang nhau thì Chủ tịch sẽ quyết định và việc này phải được ghi trong Điều lệ.
Ví dụ về vai trị của Chủ tịch Hội đồng quản trị: Hiểu sao cho đúng:
Khi nói về vai trị của Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần, nhiều người cho rằng vị này có quyền lực tối cao trong cơng ty, có quyền quyết định tất cả mọi việc, từ việc xác định tầm nhìn, sưc mệnh, chiến lược cơng ty, chiến lược kinh doanh… đến việc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của cơng ty.
Số khác thì cho rằng việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty là việc của Tổng giám đốc/Giám đốc điều hành; cịn Chủ tịch hội đồng quản trị chỉ có quyền điều hành Hội đồng quản trị (!?)
Cần hiểu rằng trong Hội đồng quản trị, mỗi thành viên đều có quyền biểu quyết ngang nhau và hồn tồn bình đẳng với nhau nên khơng có chuyện ai điều hành ai, dù cho người đó có là cổ đông lớn nhất, cổ đông sở hữu cổ phần chi phối, hay Chủ tịch Hội đồng quản trị.
….
Cũng cần nói thêm, ở khơng ít cơng ty hiện nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thẻ là người “ngoại đạo” hồn tồn vì khơng tham gia chức vụ điều hành nào, cũng khơng sở hữu một cổ phiếu nào.
- Quyền của các thành viên HĐQT khác
Luật Doanh nghiệp 2014 không tập trung quy định các quyền của thành viên HĐQT mà quy định trong nhiều điều khoản, bao gồm: quyền dự họp HĐQT và thực hiện quyền biểu quyết; quyền thực hiện nghiệp vụ và quản lý điều hành; quyền đại diện công ty một cách hữu hạn (trong phạm vi quyền hành của mình, thành viên điều hành của HĐQT có quyền đại diện cơng ty trong cơng việc đối ngoại); quyền tìm đọc và được thơng tin ( tìm đọc các tài liệu về tài chính, sổ biên bản hội nghị, được thơng tin về quản lý kinh doanh của công ty…).
HĐQT được quyền thông qua các quyết định giải pháp phát triển thị trường và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, xây dựng và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty.
Các thành viên Hội đồng quản trị không được ký hợp đồng lao động với công ty. Trên thực tế ở công ty cổ phần sản xuất Vạn Xuân, thành viên của Hội đồng quản trị thường kiêm nhiệm một số vị trí chun mơn và được cơng ty trả lương. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới quản lý công ty, dẫn đến nguy cơ tư lợi của thành viên Hội đồng quản trị do có nhiều quyền hạn trong nhiều vị trí. Việc kiêm nhiệm vai trị Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Trần Duy Quý trong cơng ty thể hiện những hạn chế khó tránh khỏi. Người kiêm nhiệm có nhiều quyền lực trong tay sẽ làm vơ hiệu hóa các quy định về kiểm sốt lẫn nhau giữa hai vị trí này, dễ dẫn đến lạm dụng địa vị, quyền hạn để thực hiện những hành vi trái pháp luật và Điều lệ công ty. Sự kiêm nhiệm sẽ làm cho chính nhà lãnh đạo khơng thể thực hiện tốt cơng việc của mình trên mỗi cương vị. Song bên cạnh đó, việc kiêm nhiệm cịn gây thiệt hại cho cổ đơng nói riêng và cơng ty nói chung, đặc biệt là những trở ngại cho quản lý nội bộ công ty cổ phần, không lấy được niềm tin tuyệt đối của các cổ đơng khác. Việc cần làm đó là cần tạo sự tách bạch giữa chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) để đảm bảo cân bằng quyền lực trong công ty.
Nghĩa vụ của các thành viên HĐQT
Nghĩa vụ của HĐQT cũng như của GĐ/TGĐ và những người quản lý khác của công ty được quy định tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, các thành viên HĐQT có hai nghĩa vụ chính là “cẩn trọng” và “trung thành” . Hai nghĩa vụ này đòi hỏi các thành viên HĐQT phải giữ thái độ cẩn thận, có trách nhiệm trong quản lý cơng ty. Đồng thời u cầu các thành viên HĐQT phải tồn tâm tồn ý phục vụ cơng ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của cá nhân khác.
Thứ nhất, bổn phận chính của thành viên HĐQT là hành động một cách trung thực và với lòng thành để làm lợi cho các cổ đông, thông báo cho cổ đông những thông tin về những vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của họ một cách bình đẳng, đầy đủ và chính xác. Thành viên khơng coi cơng ty là một cái gì để phục vụ cho lợi ích của riêng mình. Ngay cả đối với một cơng ty khơng phát hành chứng khốn trên thị trường, ở đó thành viên hội đồng với ban giám đốc là một, thì cơng ty vẫn là một thực thể độc lập và quyền lợi của những thành phần khác có liên quan như các chủ nợ, cơ quan chính quyền cũng phải được HĐQT tơn trọng. Thành viên HĐQT không kiếm lời lãi riêng tư qua các giao dịch của công ty, nếu có cơ hội nào như thế phải tiết lộ cho