Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH phát triển việt luật (Trang 61 - 64)

6. Kết cấu khóa luận

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm

trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

3.2.1 Các kiến nghị hồn thiện pháp luật.

Một là, cần có các văn bản quy định cụ thể về chế tài xử phạt vi phạm đối với các cá nhân Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kiểm sốt viên.

Pháp luật cần có những chế tài xử lý phù hợp trong trường hợp xảy ra những vi phạm về nội quy, kỷ luật cơng ty có ảnh hưởng tới lợi ích của cơng ty và chủ sở hữu công ty hay các hành vi tư lợi phục vụ lợi ích cho tổ chức và cá nhân khác. Đặc biệt, các sai phạm này lại thường được thực hiện bởi các cán bộ, nhân sự cấp cao tại cơng ty nên việc có những quy định xử lý nghiêm minh, cơng bằng, cơng khai là điều cực kì cần thiết. Muốn vậy bản thân công ty và chủ sở hữu công ty phải xây dựng nội quy, Điều lệ công ty phù hợp với cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên, từ đó có những hình thức kiểm tra, quản lý sát sao hiệu quả thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức trong công ty. Đồng thời, cần thiết phải có những điều khoản bổ sung về thực hiện pháp luật trong nội quy công ty, nhằm tăng cường ý thức tự giác và hiểu biết pháp luật cơ bản của cơng nhân viên tồn cơng ty.

Hai là, bổ sung thêm các quy định cụ thể về xử lý sai phạm trong hoạt động xây dựng và quản lý cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên.

Các sai phạm về cơ cấu tổ chức của công ty thường chỉ được phát hiện muộn và khi đã xảy ra hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của cơng ty. Chính vì vậy pháp luật cần có các quy định cụ thể mang tính răn đe và trừng phạt đối với các hành vi vi phạm hoạt động xây dựng và quản lý cơ cấu tổ chức của công ty để làm giảm tỉ lệ vi phạm. Bên cạnh đó, cần thiết phải đặt ra những quy định nhằm giúp cơng ty có tổ thanh tra chính thức và định kì, thực hiện nghiêm túc chức năng rà soát và đảm bảo việc thực hiện hoạt động của công ty diễn ra theo đúng pháp luật, đúng cơ cấu tổ chức. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với cơng đồn, lãnh đạo các cơng ty để phổ cập kiến thức pháp luật đến cán bộ cơng nhân viên bằng các buổi ngoại khóa, hướng dẫn nghiệp vụ, các buổi giáo huấn, cần xử lý sai phạm cơng khai nhằm mục đích răn đe và giáo dục, giúp cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty có định hướng thực tế và bài học để rút kinh nghiệm; Từ đó những quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên mới sát với tình hình phát triển kinh tế của đất nước và phù hợp hơn với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc điều chỉnh và xây dựng cơ cấu của tổ chức mình theo đúng với quy định của pháp luật và giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ba là, cần có các quy định chi tiết để giới hạn quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên và Chủ tịch công ty nếu kiêm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Việc có nhiều quyền hạn đồng nghĩa với có nhiều lợi ích và nghĩa vụ vụ hơn, chính vì vậy để tránh các sai phạm và “lách luật” từ các đối tượng có nhiều đặc quyền trong cơ cấu tổ chức của cơng ty thì pháp luật phải có các quy định chặt chẽ và giới hạn quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên và Chủ tịch công ty nếu kiêm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Cùng với đó là có sự giám sát và vào cuộc của các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật một cách đồng bộ, kiên trì và kiên quyết. Sự liên kết và tương tác giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân này đòi hỏi phải có tính chặt chẽ và hợp lý với các cơ chế, tích cực loại bỏ tham ơ, tham nhũng, quan liêu… Việc hồn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên cần đảm bảo tính tướng thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước, các quy định của pháp luật phải luôn được củng cố và hồn thiện, bắt kịp được với tình hình phát triển của kinh tế. Điều này địi hỏi các nhà lập pháp phải đưa ra được các văn bản luật điều chỉnh về cơ cấu phù hợp với thực tế phát triển của doanh nghiệp nhưng đồng thời phải có tầm nhìn xa, dự báo được sự thay đổi trong nền kinh tế. Như vậy thì pháp luật sẽ ổn định hơn từ đó giúp các doanh nghiệp phát triển ổn định tránh thay đổi nhiều, cũng giúp doanh nghiệp chuyên tâm phát triển hơn.

3.2.2 Các giải pháp về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tạidoanh nghiệp. doanh nghiệp.

Thứ nhất, công ty TNHH Phát triển Việt Luật cần phải tăng cường công

tác kiểm tra, rà sốt các phịng ban chức năng, kịp thời phát hiện sai phạm trong cơ cấu, điều lệ công ty. Việc tuân thủ pháp luật ngay cả trong những hoạt động nội bộ nhỏ nhất cũng địi hỏi tính tự giác, ý thức chấp hành pháp luật cao. Chính vì vậy, cơng ty cần thắt chặt cơ chế kiểm tra, ngăn ngừa và

khắc phục hậu quả của những sai phạm mang tính chất pháp lý. Muốn vậy, thì ngay từ bước xử lý kỷ luật, cán bộ công nhân viên của công ty cần phải được giáo dục hiệu quả hơn về ý thức pháp luật.

Thứ hai, cần tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa ban lãnh đạo với cấp

dưới thơng qua các buổi nói chuyện, giao lưu hay các buổi hoạt động ngoại khóa. Qua đó cấp trên sẽ hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng của cấp dưới, từ đó có thể đưa ra các quyết định quản lý có tính thực thi hơn. Cấp dưới sẽ có sự tơn trọng nhất định với các cấp quản lý từ đó họ sẽ tuân thủ sử chỉ đạo từ cấp trên tạo hiểu quả trong công việc đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong doanh nghiệp.

Thứ ba, nâng cao trình độ cho nhân viên và người lao động trong công

ty, đào tạo và phát triển các kĩ năng chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp giúp các bộ phận có thể làm việc độc lập, khẩ năng chun mơn hóa cao hơn. Ngồi ra cịn phải đào tạo cho nhân viên về hệ thống chính trị lý luận, pháp luật để nhân viên ý thức và hồn thiện cơng việc đúng với mục tiêu của cơng ty đồng thời đúng với pháp luật từ đó giúp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH phát triển việt luật (Trang 61 - 64)