Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH phát triển việt luật (Trang 51 - 54)

6. Kết cấu khóa luận

2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

2.4.1. Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty

TNHH Phát triển Việt Luật vẫn còn một số tồn tại như các phịng ban trong cơng ty chưa phát huy được tối đa hiệu quả làm việc của mình và chưa có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các phịng ban. Việc chênh lệch về trình độ chun mơn giữa các nhân viên cũng làm ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của công ty, ý thức trách nhiệm của cá nhân nhân viên còn chưa cao vẫn còn hiệ tượng đi muộn về sớm trong một bộ phận nhỏ nhân viên.

Tóm lại, cơng ty TNHH Phát triển Việt Luật đã thực hiện tốt theo các quy định của pháp luật, những tồn tại của công ty là không đáng kể và đang dần được sửa chữa hoàn thiện.

2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.

2.4.1. Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức củacông ty TNHH một thành viên. công ty TNHH một thành viên.

Ưu điểm

Luật doanh nghiệp 2014 là một cuộc cải cách hiệu quả trong hệ thống về doanh nghiệp ở nước ta, dựa trên sự thành công đã được thừa nhận rộng rãi trong Luật doanh nghiệp 2005. Với số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không ngừng tăng lên theo mỗi năm nhờ những thuận lợi từ môi trường pháp lý như hiện nay cơng ty TNHH một thành viên đã có những tiến bộ về mọi mặt trong quá trình kinh doanh, cùng với những thuận lợi trên thì ngày nay số lượng cơng ty TNHH nói chung và cơng ty TNHH một thành viên nói riêng được thành lập rất nhiều trong khắp địa bàn trên cả nước. Cùng với số lượng công ty TNHH không ngừng tăng lên theo mỗi năm và đó là yếu tố tích cực trong việc Nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới.

Về mặt nội dung Luật doanh nghiệp 2014 đã được đổi mới và kế thừa những thành tựu phát triển về nội dung, tinh thần của Luật doanh nghiệp 2005. Một số quy định còn bất hợp lý về tiêu chuẩn và điều kiện để làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty TNHH một thành viên đã được kịp thời sửa đổi cho hợp lý và chặt chẽ hơn, khắc phục được những nhược điểm và thiếu sót, khơng tạo kẽ hở để cho các doanh nghiệp “lách luật”, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Việc quy định về hợp đồng ký kết với các đối tượng liên quan trong công ty TNHH một thành viên tại Điều 86 Luật doanh nghiệp 2014 là rất chặt chẽ, việc quy định như trên của luật cũng là nhằm có sự tách biệt tài sản của cơng ty và tài sản của cá nhân. Điều luật đưa ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cơng ty, ngăn ngừa mục đích vụ lợi của thành viên có liên quan trong cơng ty nhưng đồng thời cũng không làm hạn chế quyền chủ thể của các bên.

Công ty trách nhiệm một thành viên có ưu điểm nổi bật đó là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, đây là một điểm đặc biệt cần quan tâm trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh của các nhà đầu tư. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra đời đã và đang đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của các nhà đầu tư có số vốn ít, với việc chịu trách nhiệm hữu hạn đã giúp họ an tâm hơn khi đầu vào những ngành nghề hoặc kinh doanh trong những lĩnh vực có nhiều rủi ro, bởi vì nếu có bất trắc xảy ra đối với cơng ty của họ thì họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào Cơng ty.

Pháp luật chưa có các văn bản và quy định cụ thể, chi tiết về chế tài xử lý các sai phạm của các cá nhân như Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kiểm soát viên là do Luật doanh nghiệp 2014 đề cao các quy định và nguyên tắc trong nội bộ của Điều lệ công ty. Tuy nhiên điều này lại khiến pháp luật thiếu tính trừng phạt răn đe, chưa bảo vệ được tồn vẹn lợi ích pháp lý tối đa cho chủ sở hữu công ty.

Đồng thời, Luật doanh nghiệp 2014 cũng chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể về việc xử lý các sai phạm trong việc xây dựng và quản lý cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên nói chung và của các chức danh nói riêng như Giám đốc, Tổng giám đốc và Kiểm sát viên, còn thiếu các điều luật quy định về trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là cá nhân được kiêm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tạo ra lỗ hổng trong khung pháp lý khiến các đối tượng có thể dễ dàng tư lợi với mục đích cá nhân.

Ngồi ra cơng ty trách nhiệm một thành viên khơng được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn nhằm mục đích mở rộng việc làm ăn kinh doanh. Nếu muốn tăng vốn đầu tư thì Chủ sở hữu công ty phải đầu tư thêm vốn vào và đây cũng là một điểm hết sức khó khăn cho cơng ty vì việc huy động vốn để mở rộng kinh doanh là vấn đề rất cần thiết của các nhà đầu tư kinh doanh.

Công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình và có thể nói đây là một điểm nổi bật nhưng đồng thời cũng là một điểm cịn hạn chế, vì trong kinh doanh ln ln tồn tại những nguy cơ rủi ro trong khi khả năng thanh toán là hữu hạn nên đã dẫn tới việc công ty thiếu nợ giải thể, phá sản đã khơng đảm bảo thanh tốn các khoản nợ và nó sẽ làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích chính đáng của

những người có liên quan trong việc thu hồi nợ tức trong trường hợp này nếu như cơng ty khơng đủ khả năng thanh tốn thì chủ nợ sẽ bị thiệt thòi.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH phát triển việt luật (Trang 51 - 54)