Phân tích thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH phát triển việt luật (Trang 40 - 46)

6. Kết cấu khóa luận

2.2. Phân tích thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức

cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Công ty TNHH một thành viên chịu sự điều chỉnh của nhiều qui phạm pháp luật, trong từng vấn đề cũng như các hoạt động nhỏ của doanh nghiệp cũng phải thực hiện theo đúng pháp luật. Cơ cấu tổ chức của công ty cũng

vậy. Doanh nghiệp đôi khi cũng phải linh hoạt trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức cung như thay đổi nhân sự trong các bộ phận để phù hợp và thích nghi hơn với mơi trường kinh doanh khốc liệt.

Thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên cá nhân là chủ sở hữu.

Công ty TNHH một thành viên là cá nhân có chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty.

Chủ tịch cơng ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Vấn đề luật quy định ở đây là chủ tịch cơng ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vậy liệu với quy định như thế này có đảm bảo tính hợp lý hay khơng? Nếu Chủ tịch cơng ty có thể kiêm nhiệm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì cơ cấu của cơng ty TNHH một thành viên là cá nhân sẽ khơng đảm bảo tính khách quan, minh bạch và không phù hợp.

Trên thực tế, pháp luật cũng chưa có quy định chi tiết về việc Chủ tịch công ty TNHH một thành viên là cá nhân kiêm nhiệm làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty. Nên có các văn bản quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, và nên có những điều kiện ràng buộc để Chủ tịch cơng ty có thể kiêm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Rõ ràng, việc chưa có những điều luật quy định hướng dẫn cụ thể sẽ khiến các doanh nghiệp hoang mang và bối rối trong quá trình thành lập doanh nghiệp.

Thực trạng các qui phạm pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên tổ chức là chủ sở hữu.

Hội đồng thành viên

- Quyền, nghĩa vụ và quan hệ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ cơng ty và pháp luật có liên quan.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 và quy định khác có liên quan của Luật doanh nghiệp 2014.

Chủ tịch công ty

Quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ cơng ty và pháp luật có liên quan. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cơng ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ cơng ty có quy định khác.

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo đề nghị của Chủ tịch cơng ty có thể bổ nhiệm một Giám đốc để điều hành các công việc thường nhật của công ty, tổ chức và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty trách nhiệm một thành viên. Tuỳ theo quy định trong Điều lệ, người đại diện theo pháp luật cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là Chủ tịch cơng ty hoặc Giám Đốc. Giám đốc đó có thể là một thành viên của pháp nhân chủ sở hữu công ty hoặc một người nào đó ngồi cơng ty do chủ sở hữu công ty thuê và trả lương.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

Ở Luật doanh nghiệp 2005 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải: “Có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản

trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ cơng ty”. Vấn đề trình độ chuyên môn ở đây luật không quy định cụ thể mà chỉ nói một cách chung chung khơng rỏ ràng. Mặt khác theo quy định tại Điều 57 của Luật doanh nghiệp 2005, tiêu chuẩn của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty. Như vây quy định tại điều luật này có sự mâu thuẫn, thực tế cho thấy Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không nhất thiết phải là người nắm vững các kiến thức về chuyên ngành. Vấn đề quan trọng là họ phải có năng lực quản lý, biết cách sử dụng đúng người đúng việc. Như vậy với quy định này đã gây cản trở hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp, khiến tỉ lệ “lách luật” của các doanh nghiệp gia tăng để đáp ứng được yêu cầu của pháp luật. Với quy định này, Luật doanh nghiệp 2014 đã khắc phục được những nhược điểm và thiếu sót, khơng tạo

kẽ hở để cho các doanh nghiệp “lách luật”, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Như vậy, Luật doanh nghiệp 2014 đã có những quy định sửa đổi bổ sung về chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc trong cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên một cách logic và chặt chẽ hơn. Đồng thời cụ thể và chi tiết hơn các quyền, nghĩa vụ và nhiệm vụ đối trọng giữa các bên trong cơ cấu công ty tạo sự khắc chế và ảnh hưởng lẫn nhau giữa Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Kiểm soát viên

Kiểm sốt viên có các nhiệm vụ sau đây:

+ Kiểm tra tính hợp pháp trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý và điều hành công việc kinh doanh của công ty.

+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá cơng tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu cơng ty hoặc cơ quan Nhà Nước có liên quan; trình chủ sở hữu cơng ty báo cáo, thẩm định;

+ Kiến nghị Chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

+ Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của Chủ sở hữu công ty.

- Kiểm sốt viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ tài liệu nào của cơng ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, Văn phịng đại diện của cơng ty. Như vậy với những quy định như trên thì chủ sở hữu cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã trao cho kiểm sốt cái quyền cực lớn tức là “có quyền kiểm tra

bất cứ tài liệu nào” với cái quyền được trao ấy liệu có q liều lĩnh khơng. Trong khi đó khả năng tài liệu mật của cơng ty có thể bị tiết lộ ra bên ngoài bất cứ lúc nào. Làm sao có thể xác định được chính xác tư cách trung thực của hội đồng thành viên. vấn đề ở đây cũng không cần phải quan tâm lắm nếu như Kiểm sốt viên khơng làm trịn hết trách nhiệm của mình thì họ sẽ chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu cơng ty và đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình đã gây ra.

Kiểm sốt viên là người được chủ sở hữu cơng ty bổ nhiệm nhằm thực hiện chức năng theo dõi, kiểm tra về việc thực hiện công việc của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nhằm tạo nên cơ cấu công ty chặt chẽ nhằm trách những trường hợp không trung thực của thành viên trong cơng ty và mục đích vụ lợi cho bản thân qua đó Kiểm sốt viên tiến hành hoạt động kiểm tra nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm trên thì Kiểm sốt viên trực tiếp báo cáo cho Chủ sở hữu công ty kịp thời ngăn chặn.

Qua đó ta thấy được Kiểm sốt viên có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên là tổ chức vì chủ sở hữu là một thực thể pháp lý vơ hình, khơng thể trực tiếp quản lý hay điều hành cơng ty nên phải có một người thay mặt chủ sở hữu kiểm sốt các hoạt động của cơng ty cũng như giám sát những người quản lý, điều hành nhằm đảm bảo tài sản của chủ sở hữu khơng bị thất thốt. Chính vì nó có vai trị quan trọng như vậy nên địi hỏi phải có các điều luật quy định cụ thể chế tài xử lý các vi phạm của kiểm sốt viên để đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa cho chủ sở hữu công ty.

Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản hay quy định cụ thể nào về việc xử lý những sai phạm của kiểm sát viên, hầu hết các văn bản đều chỉ quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của kiểm sát viên một cách rất chung chung mà

không đưa ra một khung chế tài xử phạt một cách chính xác. Chính điều này đã và đang tạo điều kiện cho những sai phạm trong khâu tổ chức và quản lý công ty TNHH một thành viên bởi pháp luật khơng có những hình phạt răn đe cụ thể sẽ tạo lỗ hổng cho những đối tượng muốn tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Ngồi ra Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác cũng chưa có các quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên một cách cụ thể hơn để có thể áp dụng trong thực tiễn. Việc quy định cụ thể phương pháp và cách thức xử phạt sẽ tạo tính răn đe, hạn chế những sai phạm và “lách luật” của cách doanh nghiệp từ đó tạo tính thực thi hơn cho luật pháp.

Nhìn chung Luật doanh nghiệp 2014 đã có những sửa đổi, bổ sung dựa trên Luật doanh nghiệp 2005 một cách hoàn thiện và chặt chẽ hơn, tuân thủ đúng các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, dư luận xã hội và nhất là được cộng đồng doanh nghiệp cả trong và ngồi nước đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao nội dung của luật bổ sung, sửa đổi. Luật doanh nghiệp 2014 đã góp phần quan trọng trong cải thiện mơi trường kinh doanh ở nước ta.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH phát triển việt luật (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)