6. Kết cấu khóa luận
1.3 Yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty trách
trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Những yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát, khách quan quá trình xây dựng và điều chỉnh cơ cấu tổ chức công ty TNHH một thành viên của Luật doanh nghiệp. Việc xác định các yêu cầu và nguyên
tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên phải vừa xuất phát từ bản chất, vai trò của pháp luật để đảm bảo việc thể hiện đầy đủ ý chí và lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp trong các quy định pháp luật.
Yêu cầu của pháp luật với công ty TNHH một thành viên cá nhân làm chủ sở hữu
Đây là loại hình cơng ty TNHH đặc thù và đã được pháp luật Việt Nam công nhận trong Luật doanh nghiệp 2014 thể hiện xu thế hội nhập với pháp luật thế giới. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm chủ tịc công ty và giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ tịch cơng ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm giám đốc hoặc tổng giám đốc. Giám đốc hoặc tổng giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động mà chủ tịch công ty ký với họ.
Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp 2014 cịn quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên, họ phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty. Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợi ích của cơng ty và chủ sở hữu cơng ty. Khơng sử dụng thơng tin, bí quyết, cơng nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác.
Như vậy, xét về khía cạnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên cá nhân làm chủ sở hữu thì pháp luật có u cầu tồn diện và mở rộng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, nhà đầu tư tham gia vào nền kinh tế thị trường một cách tự tin và thoải mái hơn.
Yêu cầu của pháp luật với công ty TNHH một thành viên tổ chức làm chủ sở hữu
Một vấn đề có liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên tổ chức làm chủ sở hữu là hợp đồng giao dịch của cơng ty với những người có liên quan được quy định tại Điều 86 Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó thì giao dịch giữa cơng ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên xem xét quyết định:
“a, Chủ sở hữu cơng ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty; b, Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm sốt viên;
c, Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này; d, Người quản lý của chủ sở hữu cơng ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;
đ, Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.”
Quy định này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện một cách khách quan, chính xác, tránh tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Yêu cầu đảm bảo tự do kinh doanh cho các chủ thể
Để đảm bảo tự do kinh doanh cho các chủ thể thì phải có những quy định về điều kiện chủ thể. Ở các nước phát triển việc thành lập cơng ty hồn tồn là quyền của cơng dân, cịn đối với Pháp luật của Việt Nam đã tiếp thu từ tư tưởng tiến bộ này, qua đó xóa bỏ chế độ xin phép thành lập cơng ty đã tồn tại trong nhiều năm, chỉ thực hiện đăng ký kinh doanh công ty, coi việc thành lập và đăng ký là quyền của công dân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh
nghiệp do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu công ty, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ và tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn Điều lệ của công ty. Do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng là một doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, một số văn bản có liên quan khác đến Luật doanh nghiệp cũng như các công ty khác, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ được đăng ký theo những trình tự nhất định.
Như vậy Luật doanh nghiệp 2014 phân chia 2 đối tượng về chủ thể: Đối tượng được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp và đối tượng được quyền góp vốn vào doanh nghiệp. Đối với loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ sở hữu cơng ty chính là người góp vốn để thành lập cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với điều kiện chủ sở hữu phải không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 được quy định như sau:
“- Cơ quan Nhà Nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà Nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị mình.
+ Cán bộ cơng chức theo quy định của cán bộ công chức.
+ Cán bộ lãnh đạo quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp có 100% vốn sở hữu Nhà Nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác.
+ Sĩ quan hạ sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng trong các đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
+ Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tịa án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.”
- Ngồi ra quy định thời hạn khơng được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức viên sau khi thôi giữ chức vụ, quy định thời hạn không được kinh doanh đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà Nước sau khi thôi giữ chức vụ trong cơ quan đơn vị sự nghiệp của Nhà Nước; quy định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong việc quản lý, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh chứng chỉ hành nghề (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) và xử lý vi phạm.
- Người thôi giữ chức vụ là người khi đang là cán bộ công chức đuợc giao nghiên cứu, xây dựng, thẩm tra, thẩm định hoặc là người ký, ban hành các quyết định phê duyệt, quản lý, quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về một trong các lĩnh vực quy định tại Nghị định số 102/2007/NĐ-CP (14/06/2007) được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết chế độ thôi việc, nghĩ hưu hoặc chuyển ra khỏi cơ quan Nhà Nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà Nước.
- Thời hạn thực hiện xong chương trình dự án. Đối với các chương trình có thời hạn thực hiện trên năm năm thì thời hạn khơng được kinh doanh kể từ khi người thơi giữ chức vụ có quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải
quyết chế độ thơi việc hoặc thực hiện chế độ hưu trí hoặc chuyển cơng tác ra khởi cơ quan Nhà Nước, đơn vị sự nghiệp Nhà Nước đến thời điểm chương trình, dự án đó đã thực hiện tối thiểu là 36 tháng.
Nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên:
Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên phải đảm bảo tính hợp lí, tạo khung pháp lí vững chắc cho các doanh nghiệp hoạt động. Công ty TNHH một thành viên thường là các
doanh nghiệp năng động và gọn nhẹ, phù hợp với nền kinh tế nước ta, phân tán được rủi ro, chuyển dịch vốn, hợp vốn dễ dàng với các chủ thể kinh doanh khác mà không làm mất đi bản chất pháp lí của doanh nghiệp. Chính vì vậy cơ cấu tổ chức của loại hình doah nghiệp này phải phát huy được ưu thế và đặc điểm nổi trội của nó với các loại hình doanh nghiệp khác, kích thích các cá nhân và tổ chức tham gia và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các công ty TNHH một thành viên hoạt động.
Thứ hai, pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên phải đảm bảo tính khả thi. Nền kinh tế thị trường luôn vận động và thay đổi
khơng ngừng địi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật phải có tính khả thi với cả những thay đổi của nền kinh tế mà không bị lạc hậu và tụt lại so với những biến động của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy phải có các văn bản dưới luật giúp điều chỉnh chi tiết những quy định về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp để những quy định ln phù hợp và có tính khả thi đồng thời giúp các cơng ty TNHH một thành viên vận hành tốt, không gặp phải rào cản pháp lý trong quá trình hoạt động, hỗ trợ và phát huy được giá trị tích cực của cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH một thành viên.
Tóm lại những yêu cầu và nguyên tắc của pháp luật về cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH một thành viên góp phần tạo nên khung pháp lý cơ bản và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI
CÔNG TY PHÁT TRIỂN VIỆT LUẬT.