6. Kết cấu khóa luận
3.1 Quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức
3.1 Quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về cơcấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên. cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên.
Q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên phải dựa trên những quan điểm và định hướng mang tính khoa học. Pháp luật điều chỉnh về cơ cấu tổ chức phải phù hợp với những đặc điểm cụ thể của hoạt động xây dựng cơ cấu tổ chức trong các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời phải có tính dự báo, định hướng cho hoạt động này phát triển. Mặt khác, khi đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, cần phải quán triệt đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Xuất phát từ những mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, đề tài đưa ra một số quan điểm định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên như:
Cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về chế tài xử lý vi phạm
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ văn bản hay quy định cụ thể nào về vấn đề xử lý vi phạm của các cá nhân, tổ chức sai phạm trong xây dựng và quản lý cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên. Luật doanh nghiệp 2014 mới chỉ đề cập tới trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc, Kiểm sốt viên mà khơng có biện pháp xử lý các cá nhân, tổ chức này nếu như có sai phạm xảy ra. Chính vì thế những đối tượng này sẽ khơng có tính tự giác và trung thành với lợi ích của cơng ty cũng như của chủ sở hữu công ty bởi họ không bị ràng buộc bởi các phương thức xử lý vi phạm. Như vậy việc ban hành các văn bản quy định cụ
thể chế tài xử lý vi phạm các đối tượng trên là rất cần thiết để đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của chủ sở hữu công ty.
Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Thứ nhất, tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy chế, quy định về cơ cấu tổ chức trong cơng ty TNHH một thành viên. Đây chính là nền tảng, là hành lang pháp lý cho cơ cấu tổ chức trong cơng ty TNHH một thành viên. Khi có một hệ thống pháp luật đồng bộ và hồn chỉnh thì đó sẽ là một bước đệm để doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả. Do vậy việc tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ gắn với kiện tồn tổ chức các bộ phận trong cơng ty TNHH một thành viên là hết sức cần thiết.
Thứ hai, các quy định về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên phải thiết thực với nền kinh tế, phải dự báo và thay đổi theo sự phát triển của doanh nghiệp để pháp luật mang tính ổn định hơn giúp doanh nghiệp cũng phát triển ổn định tránh sự xáo trộn và thay đổi quá nhiều. Sự ổn định của pháp luật cũng là yếu tố giúp sự phát triển của doanh nghiệp ổn định. Hiện nay, phát luật nước ta còn phát triển khá chậm, chưa bắt kịp được với nền kinh tế, tầm nhìn xa cịn hạn chế nên dẫn đến nhiều sự thay đổi và bổ sung hệ thống pháp luật trong thời gian ngắn. Như vậy thì khi mà các doanh nghiệp chưa bắt kịp với luật mới thì lại có luật sửa đổi bổ sung thay thế, điều này khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cập nhập và thay đổi theo pháp luật, cũng khiến một số doanh nghiệp không kịp thời sửa đổi theo sự thay đổi của pháp luật dẫn đến vi phạm.
Thứ ba, pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể về phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức trong công ty TNHH một thành viên. Mặc dù pháp luật đã có
những quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên nhưng chưa có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức cụ thể nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng và xác định xem cơ cấu tổ chức của mình đã phù hợp hay đúng với pháp luật hay chưa. Vì vậy để giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn trong việc xây dựng và xác định cơ cấu tổ chức của công ty sẽ tránh được sự rườm rà, tiết kiệm được chi phí.
Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Thanh tra, kiểm tra là một trong ba mặt thống nhất của hoạt động quản lý là một khâu không thể thiếu của hoạt động quản lý. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức trong công ty TNHH một thành viên.
Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, các nguyên tắc đóng vai trị chi phối tồn bộ hoạt động và đảm bảo cho kết quả hoạt động thanh tra phản ánh đúng đắn, khách quan và thực tế vụ việc. Các nguyên tắc tạo khuôn khổ, sự chuẩn mực cho các thành viên đoàn thanh tra thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, đảm bảo khơng được lạm dụng quyền hạn, chi phối đối tượng thanh tra để có thể làm sai lệch kết quả thanh tra nhằm mưu lợi cá nhân.
Với mỗi nguyên tắc, vai trò trong từng giai đoạn thực hiện hoạt động thanh tra là khác nhau. Có nguyên tắc xuyên suốt q trình thực hiệ hoạt động thanh tra, có ngun tắc chỉ chi phối một giai đoạn nào đấy của hoạt động thanh tra. Tuy nhiên chúng đều phản ánh vào kết quả chung của hoạt động thanh tra. Nguyên tắc tuân theo pháp luật sẽ theo suốt quá trình hoạt
động thanh tra, từ khi xây dựng kế hoạch, khảo sát, ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Ở tất cả các giai đoạn này, các chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định khác có liên quan như từ việc thực hiện các quy định về nội dung lẫn các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thanh tra. Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ cũng là một nguyên tắc ảnh hưởng bao quát đến tất cả các hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng nội dung nguyên tắc mà nó phản ánh vào yêu cầu của hoạt động thanh tra tra đối với từng giai đoạn khác nhau.
Tuyên truyền, giáo dục việc thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Tuyên truyền, giáo dục việc thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức trong công ty TNHH một thành viên là một trong những biện pháp bảo đảm cho pháp luật về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên được hiểu và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đồng bộ. Từ việc nắm rõ được cai trò của pháp luật thì việc thực hiện sẽ dơn giản và nghiêm chỉnh hơn. Để hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật phát huy tốt vai trò, cần:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền bên trong doanh nghiệp về pháp luật để toàn thể nhân viên nắm và hiểu rõ pháp luật, từ đó vận động nhắc nhở nhau cùng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, hình thành nên văn hóa doanh nghiệp.
- Tiếp thục nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của pháp luật. Cơng ty phải có những buổi định hướng về nguyên tắc hoạt động, phổ biến những quy định của pháp luật và tầm quan
trọng của nó để hướng nhân viên hiểu rõ và có ý thức hơn trong việc thực hiện pháp luật.
- Tạo sự thống nhất cao trong cán bộ công nhân viên đối với các chủ trương, quy chế về pháp luật. Muốn vậy, phải thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên về thực thi đúng pháp luật, tạo được nếp làm việc theo pháp luật là văn hóa chung của cơng ty, mọi người cùng xây dựng và thực hiện.