Nguyên tắc xác định pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty CP đầu tƣ và phát (Trang 26 - 28)

1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác

1.3. Nguyên tắc xác định pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp

đồng mua bán hàng hóa

Nguyên tắc tiền đề và quan trọng nhất trong việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán là sự thỏa thuận của các bên. Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ưu tiên lựa chọn pháp luật quốc gia, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Nếu trong hợp đồng thỏa thuận có dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngồi thì pháp luật của nước đó được áp dụng và việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; trường hợp pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp Việt Nam thì áp dụng pháp luật Việt Nam [8].

Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán được các chủ thể làm hợp đồng đề cập khá thơng thống. Trong quá trình đàm phán và thực hiện giao kết các chủ thể lựa chọn nguồn luật chung là Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại 2005 điều chỉnh các mọi vấn đề liên quan đến nghĩa vụ của người bán. Bên cạnh đó, bên bán và bên mua đều rất linh hoạt trong việc vận dụng những quy định của pháp luật chuyên ngành khác để cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật cũng như đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người bán được theo đúng tinh thần luật định.

Kết luận chương 1

Trong nền kinh tế thị trường nào thì các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thơng hàng hóa đều được phản ánh và tác động một cách khách quan thông qua cơ chế thị trường. Bàn tay vơ hình của thị trường đã tạo mối quan hệ ràng buộc giữa người bán và người mua. Trong thị trường tự do kinh doanh ấy, người bán bao giờ cũng muốn bán giá cao, người mua thì muốn mua giá thấp. Bởi vậy, cần có sự thống nhất ý chí, thỏa thuận và bình đẳng giữa người mua và người bán.

Qua những lý luận khái quát về khái niệm, đặc điểm vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa cùng những lý luận về khái niệm, đặc điểm, tìm hiểu các quy định pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể thấy răng pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa đã có nhiều bước tiến đáng kể và giải quyết được những thiếu sót trước kia chưa giải

quyết được.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn tồn tại nhiều hạn chế về mặt lý thuyết ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình áp dụng thực tiễn pháp luật về quyền của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa được đề cập chi tiết tại Chương 2: “Thực trạng pháp luật và

thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang”.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA TẠI CƠNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ

THỊ LONG GIANG

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty CP đầu tƣ và phát (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)