Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ đảm bảo quyền

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty CP đầu tƣ và phát (Trang 38 - 40)

1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác

2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của ngườ

2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ đảm bảo quyền

quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang

Xuất phát từ vai trò chi phối của cơ sở kinh tế hạ tầng đối với pháp luật, Bô luật dân sự 2005 ra đời khẳng định vị trí trung tâm của chế định “tài sản và quyền sở hữu”. Trước đây khi chưa có Luật dân sự, vấn đề tài sản và quyền sở hữu được quy định trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác như Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, Luật đất đai, Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, … Những quy định về quyền sở hữu trong các văn bản pháp luật này đóng vai trị chủ đạo, là cơ sở định hướng cho các quan hệ kinh tế, các quan hệ dân sự . Bộ luật dân sự

2005 ra đời, chế định tài sản và quyền sở hữu đóng vai trị trung tâm, tạo cơ sở pháp lý cho các chế định khác trong Bộ luật cũng như các văn bản pháp luật khác về quan hệ tài sản. Bởi lẽ, quyền sở hữu là cơ sở, là mục đích của rất nhiều quan hệ pháp luật dân sự. Vì thế, quyền sở hữu cịn là tiền đề, là xuất phát điểm cho tính hợp pháp của các quan hệ đó. Mục đích cuối cùng của đa phần các hành vi dân sự và giao dịch dân sự là nhằm hướng tới xác lập hoặc chấm dứt quyền sở hữu của các chủ thể. Theo đó, bên bán phải đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc quyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua và phải đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán khơng bị tranh chấp bởi các bên thứ ba.

Trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp quyền sở hữu thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua. Trong trường hợp người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc tồn bộ đối với hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Theo quy định của pháp luật, bên bán khơng được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán, bên bán phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu khác do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua. Nghĩa vụ của người bán trong việc đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán bao gồm: việc đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa và nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá.

Theo quy định của Luật thương mại 2005, nghĩa vụ của người mua với việc bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa thì bên bán phải bảo đảm:

“1. Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán khơng bị tranh chấp bởi bên thứ ba;

2. Hàng hóa đó phải hợp pháp;

3. Việc chuyển giao hàng hố là hợp pháp”[22]

Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua từ thời điểm chuyển giao hàng hóa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của việc chuyển giao hàng hóa và phương thức mua bán.

Đối với nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hố thì :

“1. Bên bán khơng được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán.

2. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.”[23]

Cũng giống như các quy định của CISG, các nguyên tắc của Luật thương mại 2005 hồn tồn phù hợp và có tính đúng trong các loại hợp đồng mua bán trong nước và quốc tế. Đối với vấn đề chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán thì tại Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang được thực hiện rất cơng khai và minh bạch, đảm bảo theo trình tự và thủ tục của pháp luật. Ở lĩnh vực mua-bán, cho th bất động sản, các cơng trình, dự án của Cơng ty đều được cấp giấy phép của cơ quan chính quyền địa phương. Các khu nhà ở, văn phòng cho thuê đều có giấy tờ hợp pháp, đầy đủ quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt nhân danh của Công ty trước khi thực hiện giao bán. Công tác chuyển nhượng quyền sở hữu đảm bảo đúng nội dung, tinh thần của pháp luật hiện hành, không phát sinh tranh chấp.

2.2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ chịu rủiro đối với hàng hóa tại Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty CP đầu tƣ và phát (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)