Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ chịu rủi ro đố

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty CP đầu tƣ và phát (Trang 40 - 43)

1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác

2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của ngườ

2.2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ chịu rủi ro đố

Bên cạnh nghĩa vụ quan trọng nhất là bàn giao hàng hóa, bên bán cịn có một nghĩa vụ khác, đó là bảo hành hàng hóa. Pháp luật quy định trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Thời hạn bảo hành có thể do các bên tự xác định, cũng có thể được pháp luật quy định. Trong trường hợp pháp luật đã quy định thì thời hạn đó mang tính bắt buộc và các bên chỉ được phép thỏa thuận để thay đổi tăng thêm thời hạn đó. Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện có khuyết tật của hàng hóa thì có quyền u cầu bên bán sửa chữa, mọi phí tổn về việc sửa chữa do bên bán chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bán khơng sửa chữa được hoặc không sửa chữa xong trong thời hạn hai bên thỏa thuận thì bên mua có quyền u cầu đổi hàng khác, giảm giá, hoặc trả lại hàng và lấy lại tiền.

Theo quy định Luật thương mại 2005 thì:

“1. Trường hợp hàng hố mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hố đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.

2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác”[24]

Luật thương mại 2005 không quy định cụ thể về quyền yêu cầu bảo hành của người mua và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo hành của người bán trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về bảo hành trong hợp đồng. Nếu các bên khơng có thỏa thuận thì áp dụng quy định của Luật dân sự 2005 về nghĩa vụ bảo hành, cụ thể:

Đối với vấn đề sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành thì: “Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc khơng thể hồn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền u cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền”.[25]

Đối với việc bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành thì: “ Ngồi việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại”.[26]

Với những quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2011) chỉ có thể được áp dụng cho trường hợp bảo hành hàng hóa liên quan đến người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đíchtiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức (theo đó, bên bán sẽ sửa chữa tối đa 3 lần trong thời hạn bảo hành, nếu khơng sửa chữa khắc phục được thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa phải đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền).

Thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động bảo hành hàng hóa nói chung cịn nhiều bất cập. Tồn tại tình trạng người bán khơng cung cấp cho người tiêu dùng giấy bảo hành trong đó ghi rõ thời gian và điều kiện thực hiện bảo hành; không cung cấp giấy tiếp nhận bảo hành trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành; không cung cấp cho người

24[] Nguồn: Điều 49, Luật thương mại 2005

25[] Nguồn: Điều 447, Luật dân sự 2005

tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc khơng có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành; khơng trả chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng; từ chối trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành…Trung bình hàng năm số vụ tranh chấp giữa người mua và người bán về bảo

hành hàng hóa là hàng trăm vụ, song thực thực tế số vụ việc được giải quyết chưa cao, vì ngay trong những quy định của pháp luật còn chưa thống nhất, phạm vi còn hẹp.

Đối với lĩnh vực bất động sản nói riêng thì Luật kinh doanh bất động sản 2014 có quy định cụ thể cho trường hợp bảo hành nhà, cơng trình xây dựng đã bán, cụ thể:

“1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà, cơng trình xây dựng đã bán cho bên mua. Trường hợp nhà, cơng trình xây dựng đang trong thời hạn bảo hành thì bên bán có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi cơng xây dựng, cung ứng thiết bị có trách nhiệm thực hiện việc bảo hành theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Thời hạn bảo hành nhà, cơng trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở; trường hợp đã hết thời hạn bảo hành thì do các bên thỏa thuận.”[27]

Những quy định trong Luật kinh doanh bất động sản 2014 cũng xuất phát từ nền tảng của Luật thương mại 2005. Trên cơ sở áp dụng tinh thần Luật kinh doanh bất động sản 2014, tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang cũng quán triệt công tác bảo hành các căn hộ cho thuê hoặc bán, bảo hành các dịch vụ giao dịch với khách hàng. Theo đó, đối với các cơng trình nhà ở, văn phịng cho th hoặc bán có u cầu kiểm tra, bảo hành phía Cơng ty đã cho thực hiện rà soát và cung cấp đầy đủ các thiết bị, tiện nghi để bảo hành như sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các thiệt bị khác gắn với nhà ở thì phía Cơng ty hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty CP đầu tƣ và phát (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)