Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty CP đầu tƣ và phát (Trang 43 - 45)

1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác

2.3. Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh

nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Qua q trình tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể thấy hệ thống pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật về nghĩa vụ của người bán nói riêng khá thống nhất và chi tiết. Nhà nước khơng ngừng đổi mới các văn bản pháp luật điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của mơi trường kinh doanh. Nhìn chung các văn bản chuyên ngành đều bắt nguồn và lấy các văn bản pháp quy như Luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005 hay Công ước viên 1980…làm tiền đề để xây dựng các chuẩn mực. Song bên cạnh đó, hệ thống pháp luật hiện hành cịn tồn tại khá nhiều bất cập cần được bổ sung, sửa đổi chủ yếu là việc quy định không rõ ràng, chưa đi sâu nghiên cứu.

Đối với thực trạng thực thi tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang, thực tế cho thấy trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng, với vai trò là người bán các dự án chung cư để ở và làm văn phịng, phía Cơng ty rất chú trọng đến quyền lợi và trách nhiệm của mình nhằm bảo đảm việc thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận, hạn chế mọi rủi ro, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không thể không tránh khỏi những hạn chế mà phía Cơng ty chưa giải quyết triệt đó là cơng tác kiểm tra, đơn đốc và giám sát chi tiết, công tác tiền kiểm - hậu kiểm chưa thực hiện đồng bộ gây tổn thất chi phí đáng kể, một số tranh chấp phát sinh làm giảm tiến độ thi cơng các cơng trình. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và vật liệu xây dựng cịn rất non trẻ trong giai đoạn hiện nay, phía Cơng ty cần có nhiều cách nhìn nhận đa chiều và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như uy tín doanh nghiệp.

Qua phân tích, so sánh pháp luật của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa cùng thực tiễn áp dụng của nó về địa điểm, thời hạn giao hàng, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, nghĩa vụ kiểm tra hàng hoặc chịu rủi ro hàng hóa tại Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang cho thấy rằng: Pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã tỏ rõ nhiều điểm tiến bộ so với trước đó, góp phần đáng kế trong việc điều chỉnh và thiết lập cơ chế vận hành cho nhiều doanh nghiệp nói chung và cho Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đơ thị Long Giang nói riêng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế mới. Tuy vậy, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những góc khuất của vấn đề, đó là sự thiếu thống nhất và nhiều quy định còn chưa rõ ràng trong các văn bản pháp luật, tình trạng hậu kiểm vẫn tồn tại, nghĩa vụ của người bán chưa được thực hiện chặt chẽ gây ra tranh chấp và mất dần sợi dây gắn kết giữa người bán vầ người mua. Từ đó, địi hỏi cần phải có những nhóm giải pháp thiết thực cả về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa hệ thống pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty CP đầu tƣ và phát (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)