1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác
2.1. Tổng quan tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh nghĩa
vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
2.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán tronghợp đồng mua bán hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là một chế định quan trọng Luật thương mại nói riêng và Luật dân sự nói chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà trong thời kì hội nhập, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng. Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là các doanh nghiệp có được sự chủ động trong vấn đề giao kết, làm thế nào để hợp đồng được xác lập nhanh chóng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm túc đưa đến lợi nhuận tối ưu, tránh các thiệt hại khơng đáng có và đặc biệt đề cao cơng tác quản lí nghĩa vụ của người bán trong các hợp đồng mua bán hàng hóa đó. Pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa - một loại hợp đồng thương mại nên trước hết chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 23/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007; Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006; tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6/4/2006… Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là một dạng của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự do đó cũng nghĩa vụ của người bán cũng chịu sự ràng buộc của Bộ luật dân sự 2005. Đến nay hệ thống quy phạm pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đó như Bộ luật Dân sự 1995, Luật thương mại 1997, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã được quy định rất chi tiết và cụ thể song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn thiếu sự thống nhất giữa các quy định của luật chung và luật chuyên ngành.
Mặt khác, tại các doanh nghiệp nói chung, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra hết sức sơi động ở mọi ngành nghề. Nói riêng tới Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang, hàng năm có hàng trăm hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhà đất, cho thuê căn hộ, hàng trăm giao dịch nhận thầu, xây dựng triển khai các cơng trình, dự án…Theo đó, pháp luật về mua bán hàng hóa và đặc biệt là pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng
hóa thực sự cần thiết. Đây là cái nơi để xây dựng và hồn thiện khung pháp lí cho Cơng ty, hạn chế rủi ro khi thực hiện giao dịch qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Cũng theo từ điển Tiếng Việt “thực trạng” được mô phỏng là những thực tế hiện tại, bản chất vốn có của nó so với những gì ở bên ngồi. Theo đó, ở Chương 2 sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích thực trạng là những hạn chế (nếu có) của các quy định pháp luật, những ưu điểm, điểm tiến bộ của pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đơ thị Long Giang qua q trình được thực tiễn áp dụng tại Q Cơng ty từ đó có cái nhìn khách quan khơng chỉ dừng lại ở định nghĩa “thực trạng” nêu trên mà cịn đưa ra khung pháp lí tiến bộ và các giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung và nghĩa vụ của người bán nói riêng tại Cơng ty.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bántrong hợp đồng mua bán hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Một là, sự đổi mới của nền kinh tế là động lực cơ bản, chủ đạo cho việc thiết lập
cơ chế hoàn chỉnh nhằm điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc gia nhập tổ chức WTO năm 1995, kí kết hiệp định kinh tế TPP cộng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điểm nhấn cho hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa. Theo đó, cần có hệ thống quy phạm pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung và nghĩa vụ vủa người bán nói tiêng để nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp với vị thế là người bán. Qua đó, đảm bảo tính cạnh tranh, cơng bằng và hợp tác lành mạnh giữa các doaanh nghiệp với nhau và giữa người bán với người mua.
Hai là, nhu cầu của xã hội địi hỏi cần phải cải thiện, đổi mới khơng ngừng hệ
thống các quy định để phù hợp với những thay đổi ngày càng phức tạp trong mọi lĩnh vực. Một nền kinh tế thị trường, một xã hội mua bán hàng hóa mở cửa thì cần thiết phải có một hành lang pháp lí quy định nghĩa vụ của người bán chặt chẽ và cụ thể. Bởi vậy, xã hội là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có quan hệ hai chiều đến pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán.
Ba là, xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp, muốn cân bằng tình hình kinh
doanh và duy trì sự ổn định trong hoạt động mua bán hàng hóa thì bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng khung pháp lí riêng trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, doanh nghiệp là yếu tố cơ sở ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Ngồi ra, cịn có các yếu tố về văn hóa, giáo dục, đời sống và đặc biệt yếu tố con người là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa là sự cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.