Mối quan hệ giữa phân tích cầu và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích cầu và một số giải pháp nhằm th c đẩy tiêu thụ các sản phẩm điện dân dụng tại công ty cổ phần đầu tƣ xây lắp hệ thống điệ (Trang 27 - 28)

6. Kết cấu khóa luận

1.4 Mối quan hệ giữa phân tích cầu và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh

các biện pháp phù hợp thu hút khách hàng.

Văn hóa – xã hội

Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi của con người qua đó ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng như: dân số, thu nhập của người dân, việc làm, thị hiếu, các vùng miền,…

Dân số tăng làm cầu về hàng hóa và dịch vụ tăn, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên sẽ làm tăng hoặc giảm lượng cầu về hàng hóa đó. Bên cạnh đó, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố về mặt địa lý. Với mỗi vùng miền khác nhau sẽ có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm khác nhau. Hàng hóa thường tập trung ở khu vực đông dân cư, thành thị…Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với hàng hóa của đối thủ trên thị trường này là vơ cùng khó khăn, doanh nghiệp cần mở rộng kênh phân phối đến các vùng, địa phương nhỏ, lẻ khác nhằm mở rộng thị trường và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

1.4 Mối quan hệ giữa phân tích cầu và hoạt động tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp doanh nghiệp

Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dung và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với các hoạt động nghiệp vụ khác của doanh nghiệp như: Nghiên cứu thị trường, đầu tư mua sắm trang thiết bị, tài sản, tổ chức sản xuất, tổ chức lưu thơng…Nếu khơng tiêu thụ được sản phẩm thì khơng thực hiện được q trình tái sản xuất, bởi vì doanh nghiệp sẽ khống có vốn để thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh kể trên.

Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, bù đắp được chi phí và có lãi. Nó giúp cho doanh nghiệp có các nguồn lực cần thiết để thực hiện quá trình tái sản xuất tiếp theo, công tác tiêu thụ được tổ chức tốt sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất và là yếu tố tăng nhanh vòng quay của vốn. Bởi vậy, tiêu thụ sản phẩm các được tiến hành tốt bao nhiêu thì chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn bấy nhiêu, vòng quay vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Phân tích cầu là một giai đoạn khơng thể thiếu của q trình nghiên cứu cầu. Cơng tác phân tích cầu càng trở nên quan trọng hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay khi mà cầu ngày càng có xu hướng quyết định cung. Phân tích cầu giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động của chính bản thân mình, tìm ra được những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu, thiếu sót để khắc phục. Bên cạnh đó, cơng tác phân tích cầu cung cấp cho doanh nghiệm các thơng tin chính xác và kịp thời về tình hình giá cả, thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh. Qua đó giúp doanh nghiệp có những quyết định điều chỉnh đúng đắn nhằm làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp sẽ có những quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời do doanh nghiệp đã đánh giá, nắm bắt được tình hình thị trường cũng như nội tại trong doanh nghiệp.

Hơn nữa, phân tích cầu và hoạt động tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phân tích cầu là cơ sở, nền tảng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm vì phân tích cầu là tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và các yếu tố liên quan đến hoạt động tiêu thụ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích cầu và một số giải pháp nhằm th c đẩy tiêu thụ các sản phẩm điện dân dụng tại công ty cổ phần đầu tƣ xây lắp hệ thống điệ (Trang 27 - 28)