1.4 .1Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ
1.4.2 Cạnh tranh bằng giá
Giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất. Định giá có một ý nghĩa cực kì quan trọng, vì nó là nhân tố quy định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Định giá trong kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố một cách tỉ mỉ để có thể quy định giá thích hợp cho sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất vào một thời điểm nhất định nào đó. Đưa ra một chính sách giá cả nào, vào thời điểm nào cho phù hợp sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty. Các biện pháp cạnh tranh về giá mà các công ty đưa ra là một cơ sở giá linh hoạt. Nó khơng phải cố định mà thay đổi phù hợp theo tình hình thị trường, bao gồm:
- Định giá thấp: Với mục đích thâm nhập thị trường hay thu hút được một khối lượng lớn khách hàng, nhanh chóng thu tiền về các cơng ty sẽ đưa ra mức giá thấp.
- Sử dụng hạ giá: Thực chất là chú trọng đến việc quản lý chặt chẽ và tiết kiệm chi phí hạ thấp chi phí do đó địi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cơng nghiệp và thiết bị. Hạ giá để chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm và thực hiện chiến lược về tài chính. Khi thị trường đã chiếm lĩnh được doanh nghiệp có thể hồn giá theo mức cũ hoặc tương đương, trong cạnh tranh, hạ giá là biện pháp được sử dụng nhiều nhất.
- Giá ưu đãi: Giá ưu đãi thường có mức giá thấp hoặc rất thấp do đó nó trở thành yếu tố lợi ích rất hấp dẫn đối với người mua và người tiêu dùng. Vì vậy nó có khả năng lơi kéo nhu cầu xã hội về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giá thị trường: Công ty không muốn lôi kéo khách hàng về phía mình bằng mức giá thấp và đồng thời họ cũng không muốn mất khách hàng nếu họ đánh giá quá cao thị trường.
- Cố định giá cao: Cơng ty muốn tối đa hóa lợi nhuận khu vực thị trường của mình thì cơng ty sẽ tìm cách để tăng giá dịch vụ.