1.4 .1Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ
3.3 Một số kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Cổ phần vận
3.3.1 Một số kiến nghị đối với Chính phủ
Nhà nước nên ban hành một hành lang pháp lý bao gồm các quy định cụ thể và rõ ràng đối với hoạt động kinh doanh Logistics. Dịch vụ logistics lần đầu tiên được thể chế trong Luật Thương mại 2005 (Điều 233 đến điều 240), tuy còn hạn chế ở mức độ đơn giản nhưng có giá trị nền móng pháp lý cho một thời kỳ mà việc thực thi logistics tại VN còn là những bước đi chập chững vừa phải hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như kí kết
hàng loạt hiệp định thương mại, hành lang pháp lý cho dịch vụ logistics đã tỏ ra khơng cịn phù hợp và cần thiết phải được bổ sung, sửa đổi để ngành dịch vụ logistics rẽ sang bước ngoặt mới. Vì thế cần bổ sung các quy định về điều kiện kinh doanh để được cấp phép hoạt động phù hợp từng loại loại hình dịch vụ logistics (ví dụ như người vận tải đa phương thức hiện nay phải đảm bảo số vốn/tài sản) tối thiểu, phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đăng ký vận đơn và được Bộ GTVT cấp phép trước khi hoạt động). Cần tham khảo các khuyến nghị của UNESCAP về Hướng dẫn Các Chuẩn mực tối thiểu và Quy tắc ứng xử chuyên nghiệp về Người giao nhận (FF); Người kinh doanh vận tải không điều hành phương tiện (NVOCC); Người điều hành vận tải Đa phương thức (MTO) ban hành năm 2012(3) cũng như kinh nghiệm tại một số nước trong khu vực về mức vốn thành lập, năng lực nhân viên, đào tạo, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…
Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất hợp lý cũng như thủ tục vay vốn đơn giản. Việc tiếp cận được nguồn vốn sẽ giúp các doanh nghiệp Logistics đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân.
Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: Nhà nước cần đầu tư hợp lí cho các cảng, sân bay, cảng thơng quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm,.. theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách có hiệu quả, chú trọng đầu tư cảng nước sâu trung chuyển trong khu vực.
Nhà nước phải chuẩn hóa các quy trình dịch vụ Logistics, thống kê Logistics, xây dựng khung pháp lý mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất qn, thơng thống và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics, với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics minh bạch.
Đẩy mạnh công tác đào tạo logistics tại các trường đại học, trên đại học, cao đẳng, đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho các công ty Logistics.
Về mặt quản lý nhà nước ngành dịch vụ logistics cần tăng cường hơn nữa vai trị của Bộ Cơng Thương như là đầu mối quản lý, tránh trường hợp xem ngành dịch vụ logistics nằm trong xuất nhập khẩu, hoặc vận tải như hiện nay. Việc phân công, thẩm quyền giữa các Bộ có liên quan (Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Tổng cục Hải quan…) phải được quy định chặt chẽ, cụ thể, để không chồng chéo và thiếu đồng bộ.
3.3.2 Một số kiến nghị đối với Hiệp hội Logistics quốc gia
Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cần năng động hơn trong việc quản lý bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong việc đào tạo, gắn kết, thông tin,
điều phối, hướng dẫn các thành viên tiếp cận và xâm nhập các thị trường nước ngồi. Cải tiến quy trình thủ tục hải quan – xuất nhập khẩu.
Đề xuất với Nhà nước những quy định về phát triển dịch vụ, những luật lệ liên quan đến hoạt động Logistics.
Tổ chức xuất bản một tờ tạp chí riêng cho ngành để làm diễn đàn cho các thành viên tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc ngành logistics, có tiếng nói với Chính phủ, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách cũng như xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành logistics Việt Nam.