Tổng quan về ngành Logistic Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần vận tải 1 traco trên thị trƣờng nội địa (Trang 33 - 34)

1.4 .1Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ

2.1 Tổng quan về ngành Logistic và năng lực cạnh tranh trong ngành Logistic

2.1.1 Tổng quan về ngành Logistic Việt Nam

 Lịch sử phát triển

Dịch vụ logistics nước ta bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Nền kinh tế của Việt Nam, cũng như thương mại của Việt Nam với các nước khác liên tục tăng trưởng của hai thập kỷ qua đã giúp nhu cầu giao thông vận tải tăng mạnh, gây áp lực đối với nguồn lực vốn đã hạn chế. Đến nay, hệ thống giao thông vận tải và Logistics của Việt Nam đã đáp ứng được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tuy kết nối cịn hạn chế. Tuy nhiên, việc chuyển dịch trọng tâm sản xuất công nghiệp sang các lĩnh vực công nghệ cao hơn (điện tử, hóa chất và lắp ráp ơ tơ) và việc phát triển các hình thức bán lẻ hiện đại khiến yêu cầu đối với chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là nhu cầu về hiệu quả và thời gian. Điều này đã mang lại cơ hội chưa từng có đối với các doanh nghiệp Logistics trong nước.

 Phân loại ngành dịch vụ logistics Việt Nam

Có thể phân loại ngành dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay như sau:

- Các doanh nghiệp khai thác vận tải: dịch vụ vận tải (đường bộ, đường biển, hàng không..)

- Các doanh nghiệp khai thác cơ sở hạ tầng tại các điểm nút (cảng, sân bay, ga…) - Các doanh nghiệp khai thác kho bãi, bốc dỡ và dịch vụ logistics

- Các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, doanh nghiệp 3PL và các doanh nghiệp khác như giải pháp phần mềm logistics, tư vấn, giám định, kiểm tra, tài chánh

 Thực trạng phát triển hiện nay

Ngành kho vận (Logistics) của Việt Nam với tổng trị giá 50 – 60 tỷ USD hiện đang tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên mức độ phát triển vẫn còn tương đối sơ khai. Ngành kho vận hiện đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 20%/năm và được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng hai con số trong vòng 5 – 10 năm tới. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các nhà cung cấp bên thứ hai (2PL), khác với tại các thị trường phát triển hơn, chủ yếu thuộc về các nhà cung cấp bên thứ ba (3PL) và nhà cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng khép kín. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (so với con số 700 trước năm 2005) như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ , đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics… chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trừ các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, đa số các doanh nghiệp này có quy mơ nhỏ và vừa, vốn điều lệ bình quân hiện nay khoảng 4-6 tỷ đồng (so với 1- 1,5 tỉ đồng trước năm 2005) và nguồn nhân lực đào tạo bài bản chuyên ngành logistics còn rất thấp (5-7%).

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần vận tải 1 traco trên thị trƣờng nội địa (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)