Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty Cổ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần vận tải 1 traco trên thị trƣờng nội địa (Trang 44)

1.4 .1Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ

2.2.2 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty Cổ

a) Các nhân tố bên trong

 Tiềm lực tài chính của cơng ty Cổ phần vận tải 1 Traco

Về nguồn vốn, với lịch sử hình thành lâu đời, cơng ty có nguồn vốn chủ sở hữu

khá vững vàng, có sự tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể:

BẢNG 2.6 SO SÁNH NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO VÀ HAI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH LỚN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2103 2014 2015

1. Vốn chủ sở hữu

Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải Trung ương (VINAFCO) 507.898 473.043 493.013 Công ty Cổ phần Logistics Vinalink 154.784 174.290 189.997 Công ty Cổ phần vận tải 1 Traco 42.777 57.598 58.292 2. Hệ số vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải Trung ương (VINAFCO) 0,74 0,6 0,59 Công ty Cổ phần Logistics Vinalink 0,7 0,57 0,56 Công ty Cổ phần vận tải 1 Traco 0,25 0,28 0,34 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu của cơng ty Cổ phần vận tải 1 Traco cịn thấp nhưng lại có xu hướng tăng theo các năm. Trong khi đó, các cơng ty khác có vốn chủ sở hữu giảm dần, cũng như tỉ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn giảm mạnh. Như vậy, tiềm lực về vốn của Traco ngày càng được khẳng định, giúp Traco nâng cao sức cạnh tranh của mình.

 Nguồn nhân lực

Traco có đội ngũ nhân viên (gồm thợ bậc cao, chuyên gia, kỹ sư, cử nhân, luật sư, thạc sỹ, tiến sỹ được đào tạo tại các cơ sở trong và ngoài nước) giàu kinh nghiệm, mẫn cán, được hàng trăm bạn hàng và đối tác trong và ngoài nước tin tưởng hợp tác.

Tồn cơng ty có 169 nhân viên, ở nhiều trình độ và cấp bậc khác nhau, cụ thể BẢNG 2.7 NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO

NĂM 2015 Đơn vị: Người STT Trình độ Số lượng 1 Tiến sỹ 3 2 Thạc sỹ 18 3 Cử nhân 70 4 Cao đẳng 32 5 Trung cấp 20 6 Lao động phổ thơng 26

(Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự cơng ty Cổ phần vận tải 1 Traco)

Có thể nhận thấy rằng nguồn nhân lực cơng ty có trình độ cao, là một trong những thế mạnh giúp tăng khả năng cạnh tranh của cơng ty.

 Trình độ cơng nghệ của cơng ty Cổ phần vận tải 1 Traco

Đáp ứng với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khẳng định vị trí doanh nghiệp Logistic hàng đầu Việt Nam, cơng ty Cổ phần Vận tải 1 Traco đã không ngừng thay đổi hệ thống máy móc, cơ sở vật chất kĩ thuật cũ kĩ. Hiện cơng ty có trên 60 tàu chun dụng chở container, hơn 100 container và hệ thống cầu tàu, kho bãi ở hầu hết các cảng chính như: cảng Hải Phịng, cảng Sài Gịn. Cơng ty đã chủ trương đầu tư mua thêm các trang thiết bị, phương tiện vận tải hiện đại để phục vụ khách hàng như: ô tô hạng từ 0,5 tấn đến những xe tải lớn; thiết bị nâng hạ container.

 Chất lượng dịch vụ:

Traco hội đủ các điều kiện tiêu chuẩn về giao nhận kho vận Quốc tế và được quyền ký phát vận đơn FBL theo Quy tắc chứng chỉ vận tải đa phương thức

(UNCTAD/ICC Publication 481). Traco đã mang lại cho khách hàng những phương án vận tải, giao nhận kho vận và Logistics an toàn, thuận lợi và kinh tế nhất.

Cơng ty có các loại dịch vụ đa dạng và phong phú, bao gồm: vận tải xếp dỡ hàng hóa thơng thường, hàng siêu trường, siêu trọng, container, hàng quá cảnh; vận tải đa phương thức; giao nhận kho vận, kiểm đếm hàng hóa, thực hiện thủ tục thông quan, kinh doanh kho bãi; Logistics cho nhà sản xuất và thương mại; đại lý tàu biển, hàng không, môi giới hàng hải.. Chất lượng dịch vụ của công ty đã được đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

 Khả năng liên kết và hợp tác của công ty Cổ phần vận tải 1 Traco

Cũng giống như hầu hết các công ty nội địa hoạt động trong lĩnh vực Logistics, khả năng liên kết hợp tác của Traco cịn nhiều yếu kém. Cơng ty chủ yếu hoạt động một cách độc lập, chưa có sự liên minh với các cơng ty Logistics nội địa khác để cùng nhau cạnh tranh với các doanh nghiệp Logistics nước ngồi. Sự gắn bó của các doanh nghiệp trong Hiệp hội Logistics Việt Nam còn lỏng lẻo, chủ yếu mang tính hình thức.

b) Các nhân tố bên ngồi

Chính sách quy hoạch hệ thống trung tâm Logistics trên cả nước

Ngày 03/07/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1012/QĐ –TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, phát triển các trung tâm Logistics trở thành các trung tâm dịch vụ nịng cốt trong lưu thơng và phân phối hàng hóa, phục vụ đắc lực cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước. Mục tiêu của quy hoạch là phát triển mạng lưới trung tâm Logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thơng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, khai thác có hiệu quả thị trường Logistics Việt Nam. Chính sách này khơng chỉ giúp Traco nói riêng mà cả các doanh nghiệp Logistics nói chung cải thiện khả năng liên kết hợp tác của mình. Chung tay nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp Logistics nước ngồi.

Chính sách khuyến khích phát triển giao thơng vận tải đường thủy nội địa

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 47/2015/QĐ – TTg ngày 05/10/2015 về việc ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa. Đối với bất kì doanh nghiệp kinh doanh vận tải nào, đặc biệt là hoạt động trong ngành Logistics thì đây là một thông tin đáng phấn khởi. Theo nội dung của Quyết định sẽ “miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện thủy nội địa chở khách tốc độ cao và phương tiện thủy nội địa vận tải container”. Như vậy, theo chính sách này, đã giúp cho cơng ty Cổ phần Vận tải 1 Traco có thể giảm đi một phần chi phí nhờ việc khơng phải đóng lệ phí trước bạ đối với phương tiện thủy nội địa vận tải container. Từ

đó cơng ty có thể giảm giá cước dịch vụ hoặc chuyển nguồn ngân sách đó bổ sung vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mua mới thiết bị công nghệ cao.

Một số chính sách khác

Chính sách tiền tệ. Trong thời gian vừa qua, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt với lãi suất thấp nhằm kích thích sản xuất cũng như cung ứng dịch vụ. Ngày 18/3/2014, NHNN đã điều chỉnh giảm đồng loạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu từ mức 7% và 5% của năm 2013 xuống còn 6,5% và 4,5% trong khi trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng được điều chỉnh giảm từ 7% xuống 6% và tiếp tục giảm xuống còn 5,5% vào ngày 29/10/2014. Tận dụng cơ hội này, công ty đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, nhờ đó mà tổng doanh thu năm 2014 có mức tăng kỉ lục. Trong năm 2015, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3 – 0,5%/năm so với cuối năm trước. Điều này đã giúp cho công ty ổn định được nguồn vốn vay, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Chính sách thuế. Trong 3 năm liên tục, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp miễn, giảm, giãn thuế để giảm thão gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể đối với thuế TNDN đã giảm mức thuế suất phổ thông từ mức 25% xuống 22% từ ngày 01/01/2014 và theo mức 20% từ ngày 01/01/2016, áp dụng đối với cơng ty có tổng doanh thu năm liền trước lớn hơn 20 tỷ đồng. Việc điều chỉnh chính sách tài khóa năm 2013 theo hướng thực hiện các biện pháp miễn, giảm, giãn thuế đối với một số sắc thuế, khoản thu ngân sách nhà nước đã hỗ trợ và trực tiếp giúp công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco giảm bớt khó khăn trước mắt trong hoạt động cung ứng dịch vụ, đặc biệt là việc mở rộng các kho phân phối hàng, mua thêm các phương tiện vận tải như xe container cũng như thực hiện các nghĩa vụ tài chính đó đối với nhà nước.

2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần vận tải 1Traco trong thời gian vừa qua

2.3.1 Ưu điểm

Trong thời gian vừa qua, Traco đã không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường nội địa. Cụ thể, cơng ty đã áp dụng một số chính sách như sau:

Chính sách cạnh tranh về giá, cơng ty khơng ngừng nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển hiện đại như: container lạnh, container cho hàng quá khổ, quá tải, xe bồn chở hóa chất, xe lạnh… từ đó giảm giá cước dịch vụ. Trong những năm qua, giá cước ở một số loại dịch vụ của công ty thấp hơn so với một số công ty đối thủ khác, đã thu hút được khơng ít sự chú ý của các bạn hàng. Có thể lấy một ví dụ điển hình như sau:

BẢNG 2.8 SO SÁNH GIÁ CƯỚC MỘT SỐ LOẠI DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT

NĂM 2015

Đơn vị: VNĐ Loại dịch vụ Giá cước công

ty CP Vận tải 1 Traco

Giá cước công ty cổ phần Logistic Đại Cồ Việt Chênh lệch Nâng hạ cont 20’ có hàng 308.000 330.000 22.000 Nâng hạ cont 20’ rỗng 198.000 208.000 10.000 Nâng hạ cont 40’ có hàng 528.000 520.000 -8.000 Nâng hạ cont 40’ rỗng 308.000 320.000 12.000 Bốc xếp đóng/rút hàng nhập kho cảng cont 20’ 1.034.000 1.048.000 14.000 Bốc xếp đóng/rút hàng nhập kho cảng cont 40’ 1.474.000 1.476.000 2.000 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mặc dù chính sách cạnh tranh thơng qua giá cả đã góp một phần nào đó trong việc tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho cơng ty nhưng nó khơng mang tính bền vững. Bởi vậy, để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp Logistics trong nước cũng như ngồi nước, chính sách cạnh tranh thơng qua chất lượng dịch vụ được công ty rất chú trọng. Hiện nay cơng ty đang cung cấp gói dịch vụ Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics). Đây là gói dịch vụ mà công ty sẽ thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ Logistics cho từng bộ phận như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, cung cấp chứng từ giao nhận – vận tải và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người XNK làm thủ tục thơng quan hàng hóa và đưa hàng đến điểm quy định. Dịch vụ 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thơng tin,… có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có một số ít doanh nghiệp Logistics có thể cung cấp gói dịch vụ này cho khách hàng bởi vậy, dịch vụ 3PL có thể xem như là một lợi thế cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Vận tải Traco 1. Trong tương lai gần, công ty đang hướng tới việc cung cấp dịch vụ 4PL. Dịch vụ 4PL bao gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh.

Bên cạnh đó cơng ty liên tục tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới, đồng thời giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ. Mở rộng quy mô thị trường ra các thị

trường các tỉnh thành khác và thị trường nước ngoài, đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu của khách hàng.

2.3.2 Hạn chế

Thứ nhất, kết quả kinh doanh của công ty chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Đối với tiềm năng mà cơng ty có được, những kết quả kinh doanh công ty đạt được là chưa đáp ứng được những kỳ vọng mà cơng ty đặt ra. Điển hình như trong giai đoạn 2013-2014, doanh thu công ty tăng rất cao, tuy nhiên giai đoạn 2014-2015, công ty lại khơng giữa được thành tích đó mà ngược lại, doanh thu của cơng ty lại giảm xuống, kéo theo đó là sự giảm theo của lợi nhuận. Sự tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận của công ty là chưa bền vững, khơng duy trì được những thành tích cao mà cơng ty đã từng đạt được..

Thứ hai, khả năng cạnh tranh còn yếu kém

Cùng tình trạng với các cơng ty Logistics trong nước khác, hiện cơng ty có cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị cịn yếu kém dẫn tới chi phí cao, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp Logistics nước ngồi cũng theo đó mà giảm xuống. Thị trường nội địa nghiễm nhiên trở thành “miếng bánh” ngon lành cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang gia nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cơ hội được mở ra là vô cùng rộng lớn, ngành Logistics được xem là sẽ “bùng nổ” nhưng công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nâng cao năng lực cạnh tranh đang là một bài tốn cần thiết cho cơng ty trong giai đoạn này.

Thứ ba, phạm vi hoạt động của cơng ty cịn nhỏ hẹp

Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco hiện có năm chi nhánh, nhưng chủ yếu ở các thành phố lớn, mang tính chất nội địa, chỉ có một chi nhánh nhỏ tại Lào. Ngồi trụ sở chính ở Hải Phịng thì các chi nhánh hoạt động chưa thật sự hiệu quả, đóng góp vào doanh thu rất ít.

Thứ tư, doanh nghiệp hoạt động độc lập, thiếu tính liên kết

Cơng ty hiện chưa có sự liên kết với bất kì doanh nghiệp Logistics nào cả trong và ngồi nước. Đây là một hạn chế khơng nhỏ để có thể nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Logistics trong nước.

Thứ năm, công ty chưa ý thức được việc đầu tư vào quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng

Hiện nay, cơng ty chưa có phịng quản lý Logistics hoặc chuỗi cung ứng. Điều này tạo ra rào cản trong ciệc chào các dịch vụ Logistics giá trị gia tăng.

2.3.3 Nguyên nhân

Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đã tiến đến đáp ứng dịch vụ logistics bên thứ tư (4PL), tức gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics hoặc logistics bên thứ năm (5PL): cung cấp hệ thống thơng tin tích hợp để đảm bảo dịng thơng tin liên tục và tăng khả năng kiểm sốt tồn bộ chuỗi cung ứng. Trong khi đó, Traco vẫn đang loay hoay với những dịch vụ đơn giản như giao nhận và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đại diện cho các cơng ty vận chuyển thơng báo đến khách hàng tình hình vận chuyển hàng hóa, phát hành lệnh giao hàng khi tàu cập cảng, hoặc đại diện các hãng tàu thu phí…. Mức độ ứng dụng thương mại điện tử (bao gồm cả trao đổi EDI và vận đơn điện tử, chứng từ điện tử…) còn yếu kém.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kho bãi của Traco cịn ở mức kém, với tổng diện tích kho vào khoảng 20.000m2. Trang thiết bị trong kho chưa hiện đại, mới chỉ có cầu âm, cần trục, xe nâng chạy bằng diezen ... nhưng chưa có cầu nâng thủy lực hay một số phương tiện hiện đại khác như xe nâng điện, cầu trục hiện đại.

Mặc dù cơng ty có đội ngũ nhân viên có trình độ cao với 3 tiến sỹ, 18 thạc sỹ và 70 cử nhân, nhưng chưa có nhiều người được đào tạo chuyên nghiệp về logistics. Nguồn nhân lực của Traco chủ yếu là tự đào tạo theo kinh nghiệm thực tế, mức độ chuyên nghiệp còn kém. Các nhà quản lý của công ty chủ yếu là quản lý thủ công, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cịn thấp. Bên cạnh đó, xuất phát điểm từ một doanh nghiệp được cổ phần hóa, nên phong cách làm việc của cơng ty khơng thoát khỏi sự bao cấp.

 Nguyên nhân khách quan

Về cơ chế chính sách quản lý và hạ tầng logistics: Việc quản lý các hoạt động logistics không nhất quán, còn chồng chéo. Mỗi bộ quản lý một khâu đoạn như thuế và hải quan do Bộ Tài chính quản lý, vận tải và hạ tầng do Bộ Giao thông Vận tải, xúc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần vận tải 1 traco trên thị trƣờng nội địa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)