Năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Logistic Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần vận tải 1 traco trên thị trƣờng nội địa (Trang 34)

1.4 .1Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ

2.1 Tổng quan về ngành Logistic và năng lực cạnh tranh trong ngành Logistic

2.1.2 Năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp Logistic Việt Nam

Logistics có đóng góp quan trọng vào q trình phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu. Hoạt động logistics ngày nay không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thơng trong tồn xã hội theo những phương án tối ưu hóa, giảm chi phí ln chuyển và lưu kho.

Tại “Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ nhất” năm 2013 do Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức vào ngày 15/11/2013, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp (DN) dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, hiện nay trên cả nước có hơn 1.200 DN logistics, tăng 20% so với năm 2010, tương đương với các nước Thái Lan, Singapore và Indonesia. Trong số các cơng ty nội địa có khoảng 800 cơng ty đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và 70% là DN tư nhân.

Ngoài ra, các DN logistics nội địa đã tiến hành đầu tư chiều sâu, triển khai các dịch vụ logistics trọn gói 3PL (intergrated logistics), tham gia hầu hết vào các công đoạn logistics trong chuỗi cung ứng của chủ hàng. Từ đó, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho ngành dịch vụ và xác lập được uy tín của các đối tác, khách hàng trong và ngồi nước.

Năm 2012, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Chỉ số năng lực logistics quốc gia (LPI) của Việt Nam đứng thứ 53 trên 155 nước khảo sát và đứng thứ 5 khu vực ASEAN. Đây thực sự là thành tích đáng tự hào của ngành dịch vụ này của Việt Nam. Sở dĩ có được những kết quả như trên là bởi, ngành logistics của nước ta có nhiều tiềm năng và thế mạnh.

2.1.3 Tổng quan về công ty Cổ phần vận tải 1 Traco

a) Sơ lược về công ty Cổ phần vận tải 1 Traco

Traco là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, tiền thân là Công ty Đại lý Vận tải (Transport Agency Company) được thành lập từ năm 1969 theo Nghị định 388/CP, là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh đại lý Vận tải và Logistics tại Việt Nam. Đến năm 1999, Traco cổ phần hóa và đổi tên thành Cơng ty Cổ phần Vận tải 1 Traco. Hiện công ty có số vốn điều lệ là 21.874 triệu đồng. Công ty

Cổ phần Vận tải 1 Traco hoạt động với chức năng chính là cung cấp dịch vụ Logistics, sáng tạo các giải pháp Logistics nhằm mục đích gia tăng giá trị cho khách hàng, nâng cao năng suất vận tải, phát triển Traco, làm giàu cho đất nước. Ngành nghề kinh doanh của công ty Cổ phần vận tải 1 Traco tại Điều 4 trong Điều lệ tổ chức và hoạt động ghi rõ:

- Vận tải xếp dỡ hàng hóa thơng thường, siêu trường, siêu trọng, container, hàng quá cảnh, hàng xuất nhập khẩu, vận tải đa phương thức trong và ngoài nước.

- Giao nhận, tiếp vận kiểm đếm hàng hóa, thực hiện thủ tục thông quan. - Kinh doanh kho bãi

- Đại lý tàu biển, hàng không, môi giới hàng hải. - Dịch vụ thương mại hàng hóa.

- Vận tải các loại hàng hóa. - Dịch vụ bảo quản hàng hóa.

- Tư vấn tổ chức tiếp nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng quá cảnh. Trải qua gần 47 năm hoạt động, Traco luôn cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam. Mạng lưới kho tàng bến bãi của Traco tại các đầu mối giao thơng trong tồn quốc đã góp phần tạo nên hệ thống Traco – Logistics hoàn chỉnh thuận thiện phục vụ khách hàng. Traco hội đủ các điều kiện chuẩn về giao nhận kho vận trong nước cũng như quốc tế và được quyền lý phát vận đơn FBL theo quy tắc chứng chỉ vận tải đa phương thức. Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, cơ cấu dịch vụ đa dạng, bao gồm cả vận tải đường biển, vận tải đường sắt và vận tải đường bộ. Với hơn 1 triệu tấn/năm thông quan qua Cảng, Traco được coi là khách hàng lớn nhất của Cảng Hải Phòng, Cảng Vật Cách… Các sản phẩm dịch vụ của Traco đã được đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

b) Các sản phẩm dịch vụ chính

Dịch vụ Logistics 3PL, 4PL: Traco là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh Đại lý Vận tải và Logistics tại Việt Nam. Trải gần 40 năm kinh nghiệm, ngày nay Traco trở thành doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ Logistics cấp độ 3PL, 4PL ở Việt Nam và khu vực. Dịch vụ Logistics của Traco (cấp độ 3PL, 4PL) bao gồm chuỗi 40 sản phẩm đơn vị liên hoàn, liên quan với nhau tổ hợp thành 6 gói sản phẩm cơ bản đáp ứng nhu cầu thực tế của các khách hàng khác nhau. Khách hàng trong và ngoài nước đến với Traco logistics gồm 3 nhóm: Các nhà sản xuất mua dịch vụ Logistics cơng nghiệp đầu vào; Các nhà phân phối mua dịch vụ Logistics phân phối đầu ra; Traco còn cung cấp dịch vụ 3PL, 4PL trong và ngoài nước.

Giao nhận kho vận ngoại thương, bao gồm: giao nhận kho vận đường biển, đường bộ và đường sắt, vận tải hỗn hợp, vận tải quá cảnh (road, rail complex transport, transit); Vận tải đa phương thức (multimodal transport); Vận tải đường ngắn phụ trợ

(Trucking, inland haulage); Dịch vụ gom hàng (Consolidation and pick up); Kho và quản trị kho (Warehousing and inventory management); Phân phối và giao hàng JIT.

Vận tải hàng hóa và dịch vụ vận tải xếp dỡ: Traco nhận vận tải, xếp dỡ các loại hàng hóa: hàng thơng thường, hàng bao, hàng máy thiết bị, sắt thép, hàng rời, hàng lỏng, hóa chất nguy hiểm, container FCL/LCL, hàng siêu trường siêu trọng, hàng dự án... Vận tải ô tô, biển, thủy nội địa, vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức, dịch vụ vận tải đường sắt,... Vận tải và giao nhận đường ngắn.

Kinh doanh dịch vụ kho bãi: Kho bãi là cơ sở hạ tầng quan trọng của Logistics trong khi hệ thống kho tàng của các Cảng không đủ lớn, Traco đã tạo lập được một hệ thống kho bãi tại các khu công nghiệp, trung tâm phân phối, terminal, và đầu mối giao thông xuyên suốt xuyên suốt Bắc – Trung – Nam; Công nghệ thông tin được áp dụng trong quản lý, đáp ứng đưa hàng JIT rất thuận tiện cho các nhà sản xuất, phân phối hàng hóa. Để tăng sức cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều nhà sản xuất và phân phối có xu hướng tăng cường outsoursing, nhất là công tác kho. Traco sẵn sàng cung cấp kho bãi và mặt bằng ở các vị trí thích hợp, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Dịch vụ giá trị gia tăng: Traco cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) hữu ích, giúp hồn thiện việc quản trị chuỗi cung ứng của khách hàng và đáp ứng những yêu cầu từ khách hàng: kiểm kê, phân loại, tuyển chọn, tái chế, lắp ráp, tu chỉnh, tu sửa, thử mẫu, đóng bao, dán nhãn sản phẩm, trao đổi hàng hóa, vệ sinh cơng nghiệp, quản trị đơn hàng bán bn và bán lẻ, thu hồi bao bì/ dụng cụ, Logistics thu hồi, dịch vụ bảo hiểm,.. và các VAS khác.

Dịch vụ hải quan, bao gồm: Thực hiện thơng quan hàng hóa qua cảng Hải Phịng; thực hiện thông quan hàng lưu huỳnh quá cảnh Cảng Hải Phòng – Lào Cai – Vân Nam Trung Quốc. Traco thực hiện thơng quan hàng hóa tại hầu khắp cửa khẩu trong cả nước như: Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phịng, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa,.. Traco ln cập nhật và ứng dụng Cơng nghệ trong việc thơng quan hàng hóa: khai báo Hải quan Điện tử, cập nhật Biểu thuế Xuất nhập khẩu, các văn bản Nhà nước hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan, tư vấn khác hàng các bước thực hiện thơng quan hàng hóa, tối ưu hóa q trình thơng quan,...

Tư vấn khách hàng: Tư vấn khách hàng về việc lựa chọn đối tác 3PL, 4PL trong chiến lược tăng cường outsourcing – một giải pháp hữu hiệu của khách hàng trong cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO. Tư vấn khách hàng về điều kiện sử dụng có hiệu quả các dịch vụ logistics của Traco: logistics nguyên vật liệu đầu vào, logistics trong nhà máy, logistics phân phối sản phẩm và các dịch vụ giá trị gia tăng. Tư vấn khách hàng về công nghệ tổ chức vận tải các mặt hàng có khối lượng lớn, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh...

Dịch vụ Hàng hải: Đại lý tàu biển và Cung ứng tàu biển. Với dịch vụ đại lý tàu biển, Traco thay mặt chủ tàu – người thuê tàu làm các thủ tục cho tàu ra vào Cảng với các cơ quan chức năng có liên quan. Với dịch vụ cung ứng tàu biển, Traco cung cấp nhu yếu phẩm cho tàu, thủ tục thay đổi thuyên chuyển thuyền viên, đưa đón thuyền viên, sửa chữa, cung ứng phương tiện, nguyên vật liệu, thiết bị theo yêu cầu.

c) Khách hàng công ty

Khách hàng truyền thống như: Cơng ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Cơng ty Phân bón miền Nam, cơng ty Phân bón và hóa chất Cần Thơ, đây là những khách hàng lớn đã gắn bó cùng với q trình phát triển của cơng ty trong suốt những năm qua. Với đối tượng này, công ty thường thực hiện hợp đồng ủy thác, tiếp nhận hàng nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào như: lưu huỳnh, apatit để sản xuất phân bón và vận chuyển sản phẩm phân bón từ nơi sản xuất đến các tỉnh trong cả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, cơng ty cịn thực hiện ủy thác tiếp nhận vận chuyển container cho hãng TRANSPORT GROEP VAN DER GRAAP (TVG) của Hà Lan; nhận ủy thác vận tải phôi sắt (đầu vào), sắt thép xây dựng (đầu ra) cho các liên doanh thép tại Hải Phòng như: Liên doanh thép Việt – Úc (VINAUSTEEL), cơng ty sản xuất thép Úc (SSE) bình quân 2 – 3 vạn tấn/tháng. Bên cạnh đó các cơ sở cơng nghiệp lớn như: cơng ty Cơ khí Hà Nội, cơng ty Cơ khí Cẩm Phả, cơng ty Cơ khí Lâm nghiệp cũng là những khách hàng thường xuyên của công ty, với việc tiếp nhận hàng siêu trường, siêu trọng, hàng phi tiêu chuẩn từ các cơng ty cơ khí đến các cơng trình hoặc từ cảng biển đưa về các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy lớn.

Ngồi ra, cơng ty cịn thường xun nhận được các hợp đồng dịch vụ vận tải đơn lẻ. “Dù khách hàng là ai thì cơng ty ln phục vụ một cách tốt nhất” là phương châm hoạt động của công ty. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, việc có được một danh sách khách hàng truyền thống gắn bó thủy chung với cơng ty là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của cơng ty Cổ phần vận tải 1 Traco.

BẢNG 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI 1 TRACO TỪ NĂM 2013 -2015

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

2014/2013 So sánh 2015/2014 Chênh lệch Tỉ lệ % Chệnh lệch Tỉ lệ % Tổng doanh thu 419.018 682.017 691.774 262.999 162,8 9.727 101,4 Doanh thu từ dịch vụ Logistics 3PL, 4PL 100.564 204.605 207.532 104.041 203,5 2.927 101,4 Doanh thu từ giao nhận kho vận ngoại thương 12.571 34.100 27.671 21.529 271,3 (6.429) 81,1 Doanh thu từ vận tải hàng hóa và dịch vụ vận tải 201.129 265.987 276.709 64.858 132,2 10.722 104,0 Doanh thu từ dịch vụ kho bãi 33.521 34.100 27.671 579 101,7 (6.429) 81,1 Doanh thu từ dịch vụ GTGT 25.141 54.561 69177 29.420 217,0 14.616 126,8 Doanh thu từ dịch vụ hải quan 33.521 68.202 69.177 34.681 203,5 975 101,4 Doanh thu từ dịch vụ hàng hải 12.571 20.462 13.835 7.891 162,8 (6627) 67,6

Nhìn chung, trong thời gian vừa qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, cơng ty đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong tổng doanh thu cũng như lợi nhuận thu được, đóng góp một phần khơng nhỏ cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chưa thật sự ổn định, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa cho việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối thiểu hóa chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể giữ vững vị thế doanh nghiệp Logistics hàng đầu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

BẢNG 2.2 DOANH THU NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2013 -2015 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu nội địa 394.128 647.916 664.587

Tổng doanh thu 419.018 682.017 691.774

Tỷ trọng trong tổng doanh thu (%)

94,06 95 96,07

(Nguồn: Phịng kế tốn công ty Cổ phần vận tải 1 Traco)

Từ bảng trên có thể thấy, doanh thu của cơng ty gần như là từ thị trường nội địa. Doanh thu nội địa qua các năm có xu hướng tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng doanh thu. Điều này chứng minh rằng, thị trường nội địa là thị trường chính của cơng ty, hoạt động của cơng ty ở thị trường nước ngồi (Traco Lào) chưa có hiệu quả. Bởi vậy công ty cần nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường nội địa.

e) Đối thủ cạnh tranh của công ty

Đối thủ cạnh tranh của công ty Cổ phần vận tải 1 Traco không chỉ là những doanh nghiệp nội địa mà cả những doanh nghiệp Logistics nước ngoài. Các doanh nghiệp Logistics nước ngoài chiếm tới 75% thị phần của Việt Nam. Một số công ty tên tuổi có thể kể đến như: DHL Supply Chain, Maersk Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics, đây đều là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Logistics trên thế giới với tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực. Bởi vậy, đây là một thách thức không nhỏ cho Traco trên con đường nâng cao sức cạnh trạnh của mình ngay trên sân nhà là thị trường nội địa.

Với 25% thị phần còn lại, hơn 800 doanh nghiệp Logistics nội địa phải chia nhau quả thực là một bài tốn khó. Đối với cơng ty cổ phần dịch vụ vận tải Traco đóng trên địa bàn Hải Phòng gặp phải đối thủ chuyên doanh chủ yếu cũng có phạm vi hoạt động trong khu vực này như: Công ty Cổ phần Logistics Vinalink; công ty TNHH vận tải thương mại Hà Anh; công ty Cổ phần dịch vụ vận tải Trung ương (VINAFCO). Cụ thể:

Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải Trung ương (VINAFCO), trụ sở chính tại Hà Nội, có chi nhánh tại Hải Phịng. Đây là một cơng ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ vận tải. Hiện nay có 365 lao động trong đó có trên 30% trình độ đại học, phương tiện chủ lực của VINAFCO ngoài xe tải các loại cịn có 02 tàu biển và 6300m2 kho bãi, tiềm lực tài chính đủ mạnh trong những năm gần đây liên tục làm ăn có lãi, hoạt động marketing được chú trọng. Ngồi kinh doanh DVVT, cơng ty cịn đầu tư vào sản xuất và tham gia liên doanh với đối tác Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực vận tải đa phương thức. Đây là một đối thủ rất mạnh trong hiện tại và tương lai.

Công ty Cổ phần Logistics Vinalink. Công ty được thành lập từ năm 1999, tiền thân cũng là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, có nhiều nét tương đồng với cơng ty Cổ ty Cổ phần vận tải 1 Traco. Công ty hoạt động với tiềm lực tài chính mạnh, vốn điều lệ là 90 tỷ đồng (năm 2014). Cơng ty có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, ba chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Campuchia và một văn phịng đại diện tại Bình Dương. Vinalink Logistics là thành viên của nhiều hiệp hội, tổ chức: Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), hội viên phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Giao nhận quốc tế (FIATA). Năng lực cạnh tranh của Vinalink chủ yếu dựa trên tiềm lực tài chính mạnh, khả năng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác (tháng 6/2003: Vinalink góp vốn trở thành 1 trong 3 bên phía Việt nam trong Cơng ty Liên doanh Vận tải Việt - Nhật; Tháng 10/2003: Vinalink cùng Freight Consolidators Pte. Ltd.(Singapore) thành lập công ty liên doanh Đại lý Vận chuyển FC (Vietnam) chuyên kinh doanh dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không quốc tế như British Airways, Royal Brunei Airlines...). Với việc thành lập chi nhánh cơng ty ở Hải Phịng vào năm 2009, Vinalink chính thức trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của công ty Cổ phần vận tải 1 Traco.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần vận tải 1 traco trên thị trƣờng nội địa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)