Phân tích mô hình quản lý

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại viện quy hoạch xây dựng ninh bình (Trang 39 - 40)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.4Phân tích mô hình quản lý

Đặc điểm của mô hình quản lý:

Mô hình quản lý của VQHXD Ninh Bình theo kiểu trực tuyến chức năng. Với mô hình này tồn tại quan hệ trực tuyến từ trên xuống dưới, tuyến quyền lực trong cơ quan là đường thẳng, mỗi cấp dưới chỉ chịu sự quản lý của một cấp trên duy nhất. Bên cạnh đó thành lập bộ phận chức năng là phòng tổng hợp để giúp viện trưởng, phó viện trưởng đưa ra các quyết định đúng đắn. Bộ phận chức năng này không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chỉ làm tham mưu cho viện trưởng, phó viện trưởng trong việc ban hành và thực hiện các quy định thuộc phạm vi chuyên môn, chuyên ngành. Trong một số trường hợp cụ thể nếu nhận được sự ủy quyền của ban lãnh đạo thì bộ phận chức năng này có thể trực tiếp đưa ra quyết định cụ thể.

Với mô hình tổ chức này mọi nhân viên, thành viên trong cơ quan đều có cấp trên trực tiếp rõ ràng. VQHXD được chia thành 6 phòng đội độc lập gọi là các bộ phận trực tuyến. Mỗi phòng đội được trao quyền tự quyết toàn bộ hoạt động của mình sao cho hiệu quả nhất. Các trưởng phòng, tổ trưởng trực tiếp quản lý các cán bộ nhân viên của mình phụ trách, thực hiện tất cả các chức năng quản trị thông qua sự chỉ đạo, hướng dẫn của viện trưởng.

Ưu điểm:

Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng, theo cách quản lý này đã đạt được tính thống nhất trong mệnh lệnh. Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ, chế độ trách nhiệm rõ ràng.

Chuyên môn hóa nghề nghiệp, tạo được sự chủ động trong quá trình giải quyết các vấn đề kỹ thuật, thanh quyết toán các công trình, dự án do các phòng đội thực hiện.

Nâng cao được các quy định trong quản lý

Giảm bớt gánh nặng cho Viện trưởng, phó viện trưởng cũng như quy định trách nhiệm rõ ràng. Khi cơ quan mở rộng quy mô sản xuất cũng như trong lĩnh vực tư vấn thiết kế Viện trưởng vẫn có thể kiểm soát được toàn bộ các phòng đội nhờ

giao bớt quyền hạn cho các phòng đội. Khi đó viện trưởng chỉ hướng dẫn cung cấp thông tin cho các phòng đội độc lập đó.

Nhược điểm:

Ban lãnh đạo viện sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng trực tiếp nguồn nhân lực của các phòng ban trực thuộc, vì họ không trực tiếp thuộc quyền quản lý của ban lãnh đạo.

Công tác quản lý của cơ quan gặp những khó khăn nhất định do sự cấu tạo của các thành viên có tính bất ổn và tính ứng biến nhất định

Do chế độ một thủ trưởng, gánh nặng chủ yếu tập trung vào Viện trưởng, vừa chịu trách nhiệm về chuyên môn lẫn quản lý. Dễ dẫn tới cách quản lý gia trưởng do quyền lực chủ yếu nằm trong tay viện trưởng và các trưởng phòng đội.

Do các phòng đội tương đối độc lập nên chưa kết hợp được thế mạnh và nguồn nhân lực giỏi trong các phòng đội với nhau.

Không có sự điều phối các dự án, công trình giữa các phòng đội dẫn đến tình trạng có phòng đội có nhiều dự án thiếu người làm trong khi đó có phòng đội lại không có việc làm.

Khi gặp phải công trình phức tạp, không tận dụng được kinh nghiệm và sự đóng góp ý kiến của các cán bộ giỏi trong các phòng đội.

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại viện quy hoạch xây dựng ninh bình (Trang 39 - 40)