TỔNG QUAN VỀ ISO 9000 VÀ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại viện quy hoạch xây dựng ninh bình (Trang 29 - 97)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4 TỔNG QUAN VỀ ISO 9000 VÀ TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008

1.4.1 Vài nét về ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO-9000, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành năm 1987, nhằm mục đích đưa ra một số mô hình quản lý chất lượng được

chấp thuận ở phạm vi quốc tế và có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

ISO-9000 đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng: Chính sách chất lượng, thiết kế sản phẩm, cung ứng; kiểm soát quá trình, phân phối dịch vụ sau bán hàng, đánh giá nội bộ, đào tạo, huấn luyện. ISO-9000 là tập hợp những kinh nghiệm quản lý chất lượng đã được thực thi tại nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển.

1.4.2 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:

- ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng - ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu - ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững - ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý

Hình 1.4 Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000

1.4.3 Nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 9001:2008

ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau:

- Hệ thống quản lý chất lượng - Trách nhiệm của lãnh đạo - Quản lý nguồn lực ISO 9004 Quản lý tổ chức để thành công bền ISO 19011 hướng dẫn đánh giá các HTQL ISO 9001:2008 Các yêu cầu ISO 9000: 2005- Cơ sở và từ vựng

- Tạo sản phẩm

- Đo lường, phân tích và cải tiến

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ chức doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc.

Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp CBNV thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát.

Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn.

Kết luận chương 1

Chương 1 học viên đưa ra những khái niệm, những cơ sở pháp lý về chất lượng công trình xây dựng, chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng, quản lý chất lượng, quản lý chất công trình xây dựng và quan lý chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng. Các cơ sở này là những công cụ hữu ích để quản lý nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại Viện quy hoạch xây dựng Ninh bình.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CTXD TẠI VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NINH BÌNH

2.1 HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH, THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

2.1.1 Hồ sơ thiết kế công trình xây dựng

(Theo điều 17 nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009: Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình).

Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình.

Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

2.1.2 Thẩm định hồ sơ thiết kế công trình xây dựng

(Theo khoản 1 điều 20 nghịđịnh số 15/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 2 năm 2013)

Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với công trình thực hiện thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thực hiện thiết kế 1 bước, 2 bước và các thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở bao gồm các việc theo trình tự sau:

- Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

- Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

- Gửi hồ sơ thiết kế tới cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra theo quy định tại Điều 21 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;

- Yêu cầu nhà thầu thiết kế giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ thiết kế trên cơ sở ý kiến thẩm tra, đánh giá, xem xét nêu trên;

- Trong quá trình thẩm định thiết kế, khi cần thiết chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế đối với các phần việc mà mình thực hiện.

2.1.3 Nội dung phê duyệt thiết kế

(Theo khoản 3 điều 20 nghịđịnh số 15/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 2 năm 2013)

- Các thông tin chung về công trình: Tên công trình, hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;

- Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng; - Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công

trình;

- Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).

2.1.4 Nội dung thẩm tra thiết kế của cơ quan nhà nước về xây dựng

(Theo khoản 4 điều 21 nghịđịnh số 15/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 2 năm 2013).

- Năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật.

- Sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;

- Riêng đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngoài các nội dung thẩm tra nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thêm các nội dung: Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế hoặc thiết kế cơ sở; sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CTXD

Để nâng cao chất lượng CTXD của một dự án thì cần phải nâng cao chất lượng quản lý cũng như nâng cao chất lượng nguồn lực để thực hiện các giai đoạn của dự án, trong đó có giai đoạn thiết kế công trình xây dựng. Quản lý và thực hiện tốt giai đoạn thiết kế, theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định hiện hành của nhà nước về quản lý trong lĩnh vực xây dựng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng CTXD.

Để nâng cao chất lượng thiết kế CTXD thì phải quản lý có hiệu quả những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thiết kế CTXD. Các yếu tố đó là:

2.2.1 Vai trò nguồn nhân lực trong thiết kế CTXD

Trong giai đoạn thiết kế CTXD thì yếu tố con người là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hồ sơ thiết kế. Con người đưa ra các quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng dựa vào quá trình tìm hiểu và đúc kết từ kinh nghiệm công việc triển khai hàng ngày của cơ quan, đồng thời cũng trực tiếp đứng ra thực hiện quy trình và quá trình đó. Do đó để thực hiện tốt công việc của mình thì họ phải là những kiến trúc sư, kỹ sư được đào tạo và làm việc đúng chuyên môn tromg lĩnh vực của mình. Phải có kinh nghiệm và hiểu biết sâu, có kiến thức trong lĩnh vực chuyên ngành mà mình đảm nhiệm.

Lãnh đạo cơ quan phải nắm bắt rõ khả năng và năng lực của từng nhân viên để xắp xếp và bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ của họ, từ đó phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên. Có chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích họ làm việc hăng say và có trách nhiệm trong công việc. Thường xuyên mở các lớp đào tạo hay cử người tham gia

các lớp học nhằm nâng cao trình độ, ý thức chất lượng và cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, áp dụng vào trong thực tế thiết kế công trình.

Bên cạnh đó cơ quan cần có kế hoạch cụ thể và định kỳ cho việc tuyển dụng lao động để đảm bảo số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động. Bổ sung nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao và những lao động còn thiếu trong bộ phận các phòng ban.

2.2.2 Vai trò của vật tư, máy móc, thiết bị

Trong quá trình tư vấn thiết kế thì vật tư, máy móc, thiết bị là một nhân tố không thể thiếu. Nó là công cụ và nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm thiết kế. Cơ quan cần phải có đầy đủ máy móc, trang thiết bị phù hợp, có công nghệ thiết kế hiện đại và thường xuyên cập nhật những công nghệ mới. Việc áp dụng các phần mềm chuyên ngành vào tính toán và thiết kế sẽ nâng cao tính chính xác và đẩy nhanh tiến độ thiết kế. Nó không những giúp tiết kiệm thời gian mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra và duy trì chất lượng.

Quản lý máy móc thiết bị tốt, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở tận dụng công nghệ hiện có với đầu tư đổi mới công nghệ là biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế CTXD của Viện. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả máy móc, trang thiết bị kết hợp với sự luân chuyển tái sử dụng và sửa chữa những thiết bị hỏng hóc là biện pháp tiết kiệm chi phí, cân đối giữa thu và chi từ đó nâng cao lợi nhuận cho cơ quan.

2.2.3 Quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát hồ sơ thiết kế

Quy trình thiết kế đóng vai trò chính trong quá trình thiết kế. Đơn vị nào đưa ra được quy trình thiết kế hiệu quả và kiểm soát tốt quy trình đó không những nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế của đơn vị mình mà còn còn tiết kiệm chi phí trong quá trình thiết kế, tạo được lợi thế cạnh tranh đối với các đơn vị tư vấn khác.

Quy trình thiết kế là các bước và công đoạn để thực hiện và hoàn thành một dự án CTXD. Quy trình thiết kế phụ thuộc vào đòi hỏi và quy mô của từng dự án (thiết kế một bước, hai bước, hay ba bước) mà từ đó đưa ra quy trình thiết kế cho

phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Tương ứng với mỗi quy trình thiết kế thì có các quy trình kiểm soát tương ứng, nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của từng quy trình thiết kế công trình nói riêng và chất lượng của toàn bộ dự án nói chung.

Để thực hiện các quy trình thiết kế và kiểm soát đó chủ trì thiết kế hay chủ nhiệm đồ án có kế hoạch bố trí nhân lực và vật lực, cũng như thời gian để thực hiện các quy trình. Đồng thời thành lập ban quản lý kể kiểm soát các quy trình đó.

Từ các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hồ sơ thiết kế CTXD đề cập phía trên ta sẽ nêu và đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thiết kế CTXD tại VQHXD Ninh Bình.

2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NINH BÌNH BÌNH

2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển Viện Quy Hoạch Xây Dựng Ninh Bình Bình

Năm 1992 tỉnh Ninh Bình được tái lập, nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác quy hoạch xây dựng là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai và quản lý đô thị - nông thôn. Ngày 16/02/1998 UBND tỉnh có quyết định số 120/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm quy hoạch xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng Ninh Bình. Ngày 12/3/2001 UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định số 55/2001/QĐ-UB về việc chuyển Trung tâm quy hoạch xây dựng từ đơn vị sự nghiệp hưởng lương ngân sách nhà nước sang đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu tự hạch toán kinh tế độc lập, tự trang trải quỹ tiền lương và các hoạt động khác của đơn vị.

Viện quy hoạch xây dựng (VQHXD) Ninh Bình là đơn vị sự nghiệp hạng 2 trực thuộc Sở xây dựng Ninh Bình, được thành lập theo Quyết định số 1511/QĐ- UBND ngày 27/6/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở nâng cấp Trung tâm quy hoạch xây dựng Ninh Bình.

Địa chỉ: Số 14, đường Tràng An, phường Đông Thành, Tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

2.3.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn

Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước về nghiên cứu kiến thức quy hoạch xây dựng môi trường, cảnh quan để áp dụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn quy hoạch tổng thể đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh thông qua Sở Xây dựng trình UBND tỉnh và Bộ Xây dựng phê duyệt.

Giúp Sở Xây dựng và UBND các cấp thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về công tác quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành do Giám đốc Sở Xây dựng giao.

Nghiên cứu điều tra quy hoạch, quy hoạch xây dựng theo yêu cầu của UBND tỉnh và Giám đốc Sở Xây dựng, xây dựng kế hoạch quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể, thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, cụm dân cư nông thôn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Quy hoạch chi tiết địa điểm các khu chức năng để phục vụ cho quy hoạch phát triển đô thị khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm dân cư nông thôn trong quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Điều chỉnh và bổ xung quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Khảo sát địa chất địa hình để phục vụ cho việc nghiên cứu xác lập quy hoạch, điều tra đánh giá tài nguyên để lập quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng.

Tổ chức thi sáng tác, tuyển chọn các phương án quy hoạch, thiết kế do chủ đầu tư yêu cầu.

Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu về thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật.

Tư vấn khảo sát, thí nghiệm địa chất công trình xây dựng.

Tư vấn quản lý dự án đầu tư và giám sát thi công các công trình xây dựng.

2.3.3 Cơ cấu tổ chức VQHXD Ninh Bình

- Viện trưởng do Thường trực Tỉnh ủy bổ nhiệm và được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, hệ số là 0,7. Chức năng nhiệm vụ: Trực tiếp quản lý, điều hành Viện theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Giám đốc Sở Xây dựng về mọi hoạt động của Viện.

- Phó Viện trưởng do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, hệ số là 0,5. Chức năng nhiệm vụ: Được Viện trưởng phân công phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Viện trưởng về những nhiệm vụ được phân công.

Một phần của tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng tại viện quy hoạch xây dựng ninh bình (Trang 29 - 97)