Thành phần một số CTNH phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Dự án (Trang 54)

TT Thành phần Đơn vị Khối lượng

1 Giẻ lau găng tay dính dầu Kg/giai đoạn 72 2 Bao bì chứa dầu mỡ thải Kg/giai đoạn 120 3 Đầu mẫu que hàn Kg/giai đoạn 50

4 Bóng đèn hỏng Kg/giai đoạn 2

5 Thùng sơn thải, bã sơn thải Kg/giai đoạn 154 6 Dầu mỡ thải bỏ Kg/giai đoạn 10

Tổng Kg/giai đoạn 408

Ngoài ra, ở giai đoạn lắp đặt thiết bị máy móc cũng sẽ phát sinh một lượng chất thải nguy hại với thành phần chính chủ yếu là găng tay, giẻ lau dính dầu mỡ, vỏ hộp

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần phát triển cơng nghiệp Kim Tín n Mỹ 55 đựng dầu mỡ,... lượng phát sinh dự kiến khoảng: 150 kg cho cả giai đoạn lắp đặt thiết bị.

+ Mức độ tác động:

Lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 558 kg/giai đoạn thi công, lắp đặt, tuy nhiên trong thực tế, các loại chất thải này chủ yếu phát sinh vào giai đoạn hoàn thiện cơng trình. Do đó thời điểm này, lượng phát sinh là tương đối lớn.

Chất thải nguy hại phát sinh tại khu vực thi công nếu không được thu gom thường xuyên, chúng sẽ trở thành yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong khu vực và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

b) Tác động không liên quan đến chất thải

Tác động do tiếng ồn và độ rung

* Tác động của tiếng ồn:

Hoạt động của các máy móc thiết bị và xe tải nặng trong giai đoạn xây dựng của Dự án sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn và gia tăng độ rung tại khu vực công trường và dọc theo các tuyến đường vận chuyển.

Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động - Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người.

Bảng 4.12. Tiếng ồn của một số máy móc thiết bị thi cơng gây ồn lớn

TT Thiết bị thi công Mức ồn đo được tại vị trí cách nguồn 1,5m

1 Máy ủi 80

2 Máy khoan 82 ÷ 87

3 Máy đầm bê tơng 74 ÷ 77

4 Xe tải 83 ÷ 94

5 Xe lu 73 ÷ 75

6 Máy hàn 71 ÷ 82

7 Máy ép cọc 75 ÷ 81

8 Máy đào 80 ÷ 93

(Nguồn: Ủy ban bảo vệ mơi trường U.S. Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 300.1, 31-12-1971)

Để dự báo mức ồn ở môi trường xung quanh gây ra bởi các nguồn ồn trong khu vực thi công, tiếng ồn truyền ra môi trường xung quanh được xác định theo công thức mô phỏng truyền âm từ nguồn ồn sinh ra và tắt dần theo khoảng cách, giảm đi qua vật cản cũng như cần kể đến ảnh hưởng nhiễu xạ của cơng trình và kết cấu xung quanh.

Mức ồn ở khoảng cách r2 sẽ giảm hơn mức ồn ở điểm có khoảng cách r1 là: - Đối với nguồn điểm (máy móc thiết bị ): L = 20.lg (r2/r1)1+a

- Đối với nguồn đường (xe vận chuyển ): L = 10.lg (r2/r1)1+a

r1: Khoảng cách cách nguồn ồn (r1 thường bằng 1,5 m). r2: Khoảng cách cách r1.

a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (Đối với mặt đất

trồng cỏ: a = 0,1; Đối với mặt đất trống trải khơng có cây: a = 0; Đối với mặt đường nhựa và bê tông: a = - 0,1).

∆Lb : Mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng thống và khơng có vật cản nên ∆Lb = 0.

∆Ln : Mức ồn giảm đi do khơng khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong phạm vi tính tốn nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức giảm độ ồn này.

(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Mơi trường khơng khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội –1997).

Từ các cơng thức trên, có thể tính tốn mức độ gây ồn của các loại thiết bị thi công trên công trường tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 100 m và 150m, kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.13. Tiếng ồn của một số loại máy móc thiết bị thi công (dBA)

TT Thiết bị thi công Khoảng cách từ nguồn ra xung quanh (m)

1,5 100 150

1 Máy ủi 80 44 40

2 Máy khoan 87 51 47

3 Máy đầm bê tông 77 41 37

4 Xe tải 94 76 74 5 Xe lu 75 57 55 6 Máy hàn 82 46 42 7 Máy ép cọc 81 45 41 8 Máy đào 93 57 53 - QCVN 24:2016/BYT 85 - -

- QCVN 26:2010/BTNMT - Khu vực thông thường, 6h-21h 70

Ghi chú:

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

- QCVN 26-2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Khu vực thông thường, từ 6h đến 21h;

- (-): Giá trị khơng quy định.

Kết quả tính tốn cho thấy, tiếng ồn sinh ra do các máy móc, thiết bị thi công trên công trường đảm bảo giới hạn cho phép đối với khu vực thi công và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT ở khoảng cách trên 100m từ nguồn ồn là 70dBA. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do phương tiện GTVT vận chuyển nguyên vật liệu.

Như vậy, tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động tại công trường. Trong giai đoạn xây dựng của dự án, độ ồn tại các khu vực này có thể tăng lên tới 94 dBA đối với một số máy móc thiết bị xây dựng hoạt động.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần phát triển cơng nghiệp Kim Tín n Mỹ 57 Ảnh hưởng tiếng ồn đối với các nhà máy lân cận: Dự án tiếp giáp khu đất trống, cách xa các cơng ty, do đó tiếng ồn từ các hoạt động của dự án chỉ ảnh hưởng tới công nhân làm việc tại cơng trình.

Ảnh hưởng tới người dân: Khả năng gây ảnh hưởng tiếng ồn từ các thiết bị máy móc trên cơng trường đến người dân là hầu như không xảy ra, do khoảng cách tới khu dân cư >300 m. Tuy nhiên, hoạt động của phương tiện vận chuyển qua các tuyến đường dân sinh sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới người dân sinh sống dọc các tuyến đường này.

* Tác động do độ rung:

Q trình thi cơng có thể là ngun nhân gây ra rung động nền đất do các phương tiện và các thiết bị thi công (máy đầm bê tông, máy khoan, máy ép cọc...). Hoạt động đồng loạt của các thiết bị thi cơng có thể gây ra hiện tượng chấn động nền đất lan truyền theo môi trường đất, tuy nhiên sẽ bị giảm mạnh theo khoảng cách. Khu vực xung quanh dự án và người lao động trên cơng trường có thể bị ảnh hưởng bởi các chấn động.

Tác động đến mơi trường xã hội: * Tác động tích cực:

Sự có mặt của cơng trình sẽ thúc đẩy hoạt động dịch vụ nhất thời phát triển theo cơng trình làm tăng nguồn thu nhập cho địa phương nói chung và các hộ kinh doanh dịch vụ nói riêng.

Việc vận chuyển vật liệu và các công việc trên công trường cần tuyển dụng một số lao động thủ công. Do vậy, người dân địa phương có cơ hội tham gia làm việc cho dự án để tăng thu nhập gia đình.

Nhu cầu về lương thực và thực phẩm của công nhân không nhiều nên không ảnh hưởng đến cán cân cung – cầu của khu vực. Khả năng của địa phương hồn tồn có thể đáp ứng các nhu cầu của cơng trình về mọi mặt.

* Tác động tiêu cực:

Việc tập trung công nhân trong quá trình xây dựng có thể ảnh hưởng đến giao thông tại khu vực, gây khó khăn cho cơng tác quản lý của các cơ quan quản lý địa phương.

+ Gia tăng mật độ giao thông gây tắc nghẽn:

Trong q trình thi cơng, mật độ các phương tiện giao thông ra vào công trường và hoạt động trên các tuyến đường giao thông gia tăng. Do đó, sẽ gây nên sức ép về vấn đề giao thông tại các tuyến đường ra vào dự án.

+ Tác động đến môi trường do tập trung lực lượng lao động:

Quá trình triển khai xây dựng dự án diễn ra với yêu cầu nhịp độ cao và gấp rút. Vì vậy cần tập trung một số lượng lớn lao động tại khu vực Dự án trong thời gian xây dựng. Vấn đề tập trung nhiều lao động từ các nơi khác đến sẽ gây ra các tác động sau:

- Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và dân địa phương;

Tác động cộng hưởng với công ty khác và ngược lại

Hoạt động xây dựng, đặc biệt quá trình bốc dỡ, sử dụng nguyên vật liệu hoặc quá trình vận chuyển sẽ làm phát tán một lượng bụi gây ô nhiễm đến các công ty lân cận hoặc dọc tuyến đường trong KCN.

Tăng khả năng ùn tắc giao thông, tai nạn lao động khi các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ra vào tuyến đường KCN, tuyến đường QL39, đặc biệt là vào thời điểm tan ca của các công nhân lao động trong KCN.

4.1.1.5. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng cơ bản

* Sự cố trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình:

Trong các giai đoạn thi cơng xây dựng dự án sẽ ln có những sự cố, rủi ro mơi trường tiềm ẩn. Việc xảy ra các sự cố, rủi ro này sẽ gây ra những hậu quả khơng thể tính trước được về mặt con người, cơ sở vật chất cũng như môi trường sinh thái. Việc dự báo những rủi ro, sự cố mơi trường có thể xảy ra là rất cần thiết. Sau đây là những dự báo về rủi ro, sự cố mơi trường tiềm ẩn có thể xảy ra trong q trình thi cơng dự án:

+ Sự cố tai nạn lao động:

Các tai nạn lao động là một trong những sự cố thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng của người lao động. Các nguyên nhân gây tai nạn bao gồm:

1- Nguyên nhân về thiết kế và thi công cơng trình:

a. Ngun nhân do thiết kế:

Thơng thường tai nạn xảy ra do nguyên nhân này ít, nhưng khi xảy ra thì hết sức nghiêm trọng. Những thiếu sót trong thiết kế như tính tốn sai, bố trí kết cấu khơng hợp lý, lựa chọn vật liệu khơng đúng... có thể dẫn đến tai nạn ngay khi chế tạo kết cấu hay khi thi công. Tai nạn thường xảy ra như sụp đổ bộ phận cơng trình khi tháo dỡ ván khn, đổ tường xây khi có gió bão,...

b. Nguyên nhân do thiết kế biện pháp công nghệ:

Để tạo ra bộ phận cơng trình cần có thiết kế biện pháp công nghệ như biện pháp chống đỡ ván khuôn, biện pháp chống sạt lở vách đất khi thi cơng... sự thiếu sót trong thiết kế biện pháp cơng nghệ có thể dẫn đến sập đổ cơng trình, gây tai nạn lao động.

c. Nguyên nhân do kỹ thuật thi công:

Đây là nguyên nhân phổ biến trong xây dựng. Do tính đa dạng và phức tạp của công việc, do thiếu hụt kiến thức chun mơn, do trình độ nghiệp vụ của người thực hiện công việc thấp, không nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an toàn,... những yếu tố này trực tiếp gây ra tai nạn lao động.

d. Nguyên nhân do tổ chức thi công:

Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động hiện nay ở các cơng trình xây dựng. Việc tổ chức thi công một cách khoa học khơng những góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng cơng trình mà cịn liên quan rất nhiều đến vấn đề an toàn - vệ sinh lao động. Biểu hiện của công tác này ở chỗ:

Chủ đầu tư: Cơng ty Cổ phần phát triển cơng nghiệp Kim Tín n Mỹ 59 - Bố trí ca, kíp khơng hợp lý hay kéo dài thời gian làm việc của công nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe giảm sút, thao tác mất chính xác, xử lý tình huống và sự cố kém, do đó gây ra tai nạn lao động.

- Sử dụng cơng nhân khơng đúng trình độ nghiệp vụ, làm sai quy trình, dẫn đến gây ra sự cố.

- Thiếu nơi nghỉ ngơi cho công nhân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Bố trí cơng việc khơng đúng trình tự, chồng chéo, hạn chế tầm nhìn và hoạt động của cơng nhân.

- Ý thức trách nhiệm kém, làm ẩu, sử dụng nguyên vật liệu khơng đúng tiêu chuẩn, cắt bớt quy trình thi cơng.

2- Nguyên nhân về kỹ thuật:

a. Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng khơng hồn chỉnh: Máy móc, phương tiện, dụng cụ thiếu, khơng hồn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ cấu an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ thống báo hiệu phòng ngừa,...

b. Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an tồn: Thể hiện qua một số hình thức sau:

- Vi phạm trình tự tháo dỡ ván khn, đà giáo cho các kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ.

- Đào hố móng sâu kiểu hàm ếch, nơi đất yếu đào thành thẳng nhưng không chống đỡ vách đất.

- Làm việc trên cao khơng có dây an tồn, ở dưới nước khơng có bình ơ xy. - Dùng phương tiện chun chở vật liệu để chở người,...

3- Nguyên nhân về tổ chức:

a. Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên:

Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong q trình thi cơng, nếu khơng làm thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ý thức thực hiện các u cầu về cơng tác an tồn hay các sai phạm không phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố gây tai nạn lao động.

b. Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động Chế độ bảo hộ lao động gồm nhiều vấn đề như: Chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại... Nếu không thực hiện một cách nghiêm chỉnh sẽ làm giảm sức khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và mức độ nguy hiểm.

4- Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc:

- Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: Nắng nóng, mưa, gió, sương mù... - Môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại.

- Làm việc trong môi trường áp suất cao hay quá thấp. - Làm việc trong tư thế gị bó, chênh vênh nguy hiểm.

- Công việc đơn điệu, nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng vượt quá khả năng của các giác quan người lao động.

5- Nguyên nhân do bản thân người lao động:

a. Thao tác vận hành không đúng kỹ thuật, khơng đúng quy trình: Người cơng nhân làm việc không đúng chuyên môn đào tạo dẫn đến thao tác sai.

b. Vi phạm kỷ luật lao động:

Ngoài việc vi phạm các quy định về an tồn trong q trình làm việc, người cơng nhân nếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, tự ý làm những cơng việc khơng phải nhiệm vụ của mình,... sẽ gây ra sự cố tai nạn lao động.

c. Do sức khỏe và trạng thái tâm lý:

Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, trạng thái thần kinh tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an tồn, vì khi đó khả năng làm chủ thao tác kém, thao tác sai hoặc nhầm lẫn, làm liều, làm ẩu,...

+ Sự cố tai nạn giao thông:

Sự cố tai nạn giao thơng đường bộ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong q trình thi cơng, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng. Nguyên nhân có thể do phương tiện vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật hoặc do công nhân điều khiển không chú ý hoặc khơng tn thủ các ngun tắc an tồn giao thơng. Sự cố này có thể phịng tránh được bằng cách kiểm tra tình trạng kỹ thuật các phương tiện vận tải để đảm bảo an tồn giao thơng, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho công nhân điều khiển.

+ Các sự cố về điện:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG Dự án (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)