Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng nhân lực tại công ty cổ phần thƣơng mại và đầu tƣ forio (Trang 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực

2.3.1. Nhân tố bên ngồi

2.3.1.1. Trình độ phát triển giáo dục, đào tạo

Nguồn nhân lực chất lượng cao là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nói cách khác, đó chính là năng lực thực hiện của nguồn nhân lực. Năng lực này chỉ có thể có được thơng qua giáo dục – đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, ngay cả việc tích lũy kinh nghiệm này cũng phải dựa trên một nền tảng là giáo dục - đào tạo nghề nghiệp cơ bản. Như vậy có thể thấy, nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng cung ứng nguồn lao động cho thị trường, ảnh hưởng gián tiếp tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Khi chất lượng nguồn nhân lực tại các trường đại học, cao

đẳng, dạy nghề…được nâng cao thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng được những nhân viên có trình độ chun mơn tốt, giảm thiểu chi phí đào tạo lại của doanh nghiệp.

Giáo dục - đào tạo tạo ra sự “tranh đua” xã hội và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động, những người học vấn thấp, kỹ năng, tay nghề thấp hoặc khơng có nghề khó có thể cạnh tranh được so với những người có trình độ, có kỹ năng nghề cao. Chính vì vậy, những nhân lực có tay nghề thấp bằng cách này hay cách khác phải nâng cao năng lực của mình và cách hiệu quả nhất là đầu tư vào giáo dục, đào tạo nghề.

2.3.1.2. Các yếu tố kinh tế, chính trị

Yếu tố về kinh tế: Tăng trưởng là nhân tố kinh tế quan trọng tác động đến chất lượng nguồn nhân lực trên nhiều phương diện. Tăng trưởng kinh tế khơng chỉ trực tiếp góp phần cải thiện đời sống nhân dân mà còn tăng tiết kiệm và đầu tư trong nước, tạo được nhiều việc làm mới với mức thu nhập cao. Ngoài ra nhờ thành tựu tăng trưởng, thu ngân sách tăng nên đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chi cho phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa,… tác động tích cực hơn tới chất lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển kinh tế với cơ cấu biến đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm nông nghiệp dẫn đến sự phân bổ lao động trong các lĩnh vực hoạt động đòi hỏi người lao động phải được đào tạo, có khả năng tự học hỏi, thích ứng với nền sản xuất mới. Bên cạnh mặt tích cực, q trình tăng trưởng kinh tế cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với q trình đơ thị hóa, thay đổi trong lối sống. Các nghiên cứu cho thấy q trình đơ thị hóa gắn liền với mức độ ơ nhiễm mơi trường tăng cao, tỷ lệ tai nạn gia tăng đáng kể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Đây cũng chính là những khó khăn mà đại bộ phận dân cư và hệ thống y tế xã hội ở các nước đang phát triển đang vấp phải. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực tạo lên một xu hướng phát triển không bền vững.

Yếu tố về chính trị: Bao gồm các mục tiêu, đường lối chính trị, đối ngoại của Nhà nước trong mỗi thời kỳ nhất định. Về cơ bản nền chính trị của nước ta tường đối ổn định, vững vàng và có đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, các mục tiêu kinh tế xã hội gắn lợi ích của nhân dân, của người lao động. Sự

gia nhập khối ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đã gia nhập khối AFTA, và là thành viên thứ 150 của WTO,… là những điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp phất huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế. Tuy vậy, đây cũng là những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp Việt Nam khi phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngồi.

2.3.1.3. Yếu tố khoa học- kỹ thuật và q trình tồn cầu hóa của nền kinh tế thế giới

Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập hiện nay, sự canh tranh để tồn tại giữa các doanh nghiệp là rất khốc liệt, sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn đến một cuộc chạy đua về cơng nghệ sản xuất. Chính vì vậy, các tiêu chí đặt ra đối với người thực hiện cơng việc cũng được nâng cao theo đó. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì trình độ người lao động cũng càng phải tăng cao. Và nếu doanh nghiệp khơng có nhân lực giỏi thì đã tụt hậu một bước so với các doanh nghiệp khác.

2.3.2. Nhân tố bên trong

2.3.2.1. Quan điểm của ban lãnh đạo công ty

Với mỗi tổ chức, quan điểm của lãnh đạo sẽ quyết định đến vấn đề phát triển nhân lực. Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì việc phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức sẽ đạt hiệu quả cao hơn, sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu đơn vị nào không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức mình, khơng tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân được nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ chức đó khơng thể phát triển một cách bền vững và ổn định.

2.3.2.2. Tình hình tài chính doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng NNL là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định về nhân sự đều phải dựa trên tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Chúng ta khơng thể địi hỏi doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khi chi phí đưa ra quá lớn so với khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thì có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ vượt trội so với doanh nghiệp khác nhằm thu hút nhân tài. Nhưng nếu đó là một doanh nghiệp nhỏ và vừa thì điều đó là khơng hề khả thi chút

nào.

2.3.2.3. Bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp

Quy mô của bộ phận quản lý nguồn nhân lực thay đổi tùy theo quy mô của tổ chức. Quy mơ cơng ty càng lớn thì bộ phận quản lý nhân sự phải tăng cường, chia làm nhiều ban chun mơn, dưới quyền của trưởng phịng hoặc giám đốc bộ phận. Chức danh của trưởng bộ phận quản lý nguồn nhân lực cũng tùy theo cơ cấu của tổ chức. Nếu cơ cấu phức tạp, mức độ chun mơn hóa cao và khối lượng cơng việc nhiều thì mỗi cơng việc chun mơn sẽ có một bộ phận riêng phụ trách.

Năng lực thực tế của cán bộ nhân sự trong doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Họ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân lực. Bởi vậy, nếu trình độ đội ngũ cán bộ nhân sự tại doanh nghiệp có chun mơn cao, năng lực giỏi thì các hoạt động về nhân lực mới đạt hiệu quả cao, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2.3.2.4. Thực trạng chất lượng nhân lực tại Cơng ty:

Tìm hiểu thực trạng chất lượng nhân lực tại cơng ty là cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại cơng ty đó. Chất lượng nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nguyên nhân xuất phát từ kiến thức, kỹ năng yếu hay do sắp xếp, bố trí cơng việc khơng phù hợp với chun môn của họ. Hoặc yếu và thiếu ở điểm nào để tiến hành đào tạo bổ sung. Hơn nữa, việc đào tạo phải tính tốn số lượng được đào tạo, đào tạo nội dung gì, cách thức đào tạo như thế nào, chi phí dành cho đào tạo trong kỳ là bao nhiêu? Do vậy, để đạt hiệu quả sau đào tạo thì phải tìm hiểu thực trạng chất lượng nhân lực tại cơng ty từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ FORIO

3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Forio

3.1.1. Khái quát về Cơng ty

3.1.1.1. Sự hình thành và phát triển

Cơng ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Forio hoạt động dưới hình thức cơng ty cổ phần được thành lập vào năm 2009 theo giấy phép kinh doanh số 0900462455 cấp ngày 28/08/2009 tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên. Trải qua 6 năm hình thành và phát triển, cơng ty đã dần ổn định và phát triển. Cùng với sự cố gắng và nỗ lực khơng ngừng của tồn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã trở thành nhà cung cấp dép đi trong nhà lớn trên thị trường Nga và một số nước Châu Âu.

- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Forio

- Tên cơng ty viết bằng tiếng nước ngồi: FORIO.,JSC - Mã số thuế doanh nghiệp: 0900462455

- Ngày bắt đầu hoạt động: 07/09/2009

- Địa chỉ trụ sở: Thôn Ngọc Lịch, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Hưng Yên - Điện thoại: 03213788096

- Email: forio.ru.com

- Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Thị Ngân

3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy *Chức năng

Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Forio là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động và sản xuất kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Chức năng chính của cơng ty là sản xuất và kinh doanh dép đi trong nhà xuất khẩu.

*Nhiệm vụ

Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, sản xuất, gia công, liên doanh liên kết xuất nhập khẩu. Thực hiện đúng mục đích và nội dung kinh doanh đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh.

Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo quy định tuân theo chế độ hạch toán – kế toán thống kê, chế độ báo cáo, kiểm toán, chịu sự thanh tra của cơ quan nhà nước.

Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng. Thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác về tài chính theo qui định của pháp luật.

Tuân thủ các quy định của Nhà nước về chế độ tuyển dụng, quản lý và tiền lương lao động. Bảo đảm quyền lợi, lợi ích của người lao động theo quyết định của Bộ luật Lao động.

*Cơ cấu tổ chức bộ máy

Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Forio với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh vừa phải, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty khá khoa học và gọn gàng. Giám đốc trực tiếp điều hành quản lý, phù hợp với loại hình kinh doanh của cơng ty.

( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính )

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Giám đốc Phịng Tài chính - Kế tốn Phịng Tổ chức - Hành chính Phịng kỹ thuật Phịng Kế hoạch - Kinh doanh XNK Phòng Mẫu - Vật tư Phân xưởng sản xuất

3.1.1.3. Lĩnh vực và đặc điểm hoạt động hoạt động * Lĩnh vực hoạt động

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

- Đại lý ơ tơ và xe có động cơ khác.

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tơ và xe có động cơ khác. - Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. - Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải khơng dệt khác.

- Sản xuất giày dép.

- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

*Đặc điểm hoạt động

Công ty hoạt động đa ngành nghề với ngành nghề chính là: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; sản xuất giày dép; bán buôn vải, giày dép và hàng may sẵn. Các sản phẩm giày dép của công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nga và các nước châu Âu. Hoạt động sản xuất chính của cơng ty là nhận gia cơng giày dép cho các đối tác nước ngồi.

3.1.2. Khái quát về nguồn lực của Công ty

3.1.2.1. Nguồn nhân lực

Trong giai đoạn gần đây, do cạnh tranh gia tăng dẫn đến thị trường bị thu hẹp, tình hình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nên số lượng nhân lực của Cơng ty có sự biến động thất thường. Năm 2013 tổng số lao động tăng lên 74 người (20,7%) so với năm 2012, đến năm 2014 tổng số lao động giảm 34 người (7,9%) so với năm 2013. Bên cạnh đó, do lĩnh vực hoạt động của Công ty chủ yếu là sản xuất giày dép với đặc thù công việc phù hợp với nữ giới hơn nên tỷ lệ nữ giới chiếm khoảng 70% trong đội ngũ nhân lực của Cơng ty.

Bảng 3.1: Tình hình nhân lực của Cơng ty giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Người Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ(%) Chênh lệch Tỷ lệ(%) Tổng số LĐ 358 432 398 74 20,7 - 34 7,9 Giới tính Nam 110 122 113 12 10,9 -9 7,4 Nữ 248 310 285 62 25 -25 8,1 Tính chất cơng việc Gián tiếp 32 31 28 -1 3,1 -3 9,7 Trực tiếp 326 401 370 75 23 -31 7,7 Trình độ Đại học trở lên 22 22 21 0 0 -1 4,5 Cao đẳng, trung cấp 33 34 30 1 3 -4 11,8 LĐ phổ thông, LĐ khác 303 376 347 73 24 -29 7,7 Độ tuổi Từ 16-30 162 232 224 70 43,2 -8 3,4 Từ 30-40 148 157 152 9 6 -5 3,2 Trên 40 48 43 22 -5 10,4 -21 48,8 ( Nguồn: Phịng Tổ chức - Hành chính ) Năm 2014, nhu cầu nhân lực của Cơng ty có xu hướng giảm xuống nhưng số lượng nhân lực có trình độ vẫn có xu hướng ổn định nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công ty. Phần lớn lực lượng lao động của Cơng ty là những người có độ tuổi từ 16 đến 40 tuổi. Điều này thể hiện cơng ty có đội ngũ lao động trẻ, đội ngũ lao động trẻ này mang lại nhiều thuận lợi cho Công ty – cống hiến sức trẻ và năng lực. Song bên cạnh đó lực lượng lao động trẻ cũng có những hạn chế nhất định đó là sự thiếu kinh nghiệm và sự khơng ổn định. Sự thay đổi nhân lực thất thường trong thời gian vừa qua sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nhân lực cũng như việc thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty.

Nguồn vốn của công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Theo số liệu của bảng ta có thể thấy nguồn vốn của cơng ty có xu hướng tăng theo các năm và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn vay. Như vậy, với tiềm lực vốn chủ sở hữu lớn, Cơng ty có thể thuận tiện hơn trong việc huy động vốn phục vụ hoạt động SXKD cũng như các hoạt động quản lý khác mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán.

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ(%) Chênh lệch Tỷ lệ(%) Vốn chủ sở hữu 16.497.20 0.754 17.035.32 0.145 18.003.34 2.431 538.119.391 3,3 968.022.286 5,7 Vốn vay 1.504.089 .300 1.304.530 .347 1.700.380 .506 -199.558.953 13,3 395.850.159 30,3 Tổng nguồn vốn 18.001.29 0.054 18.339.85 0.942 19.703.72 2.937 338.560.888 1,9 1.363.871.99 5 7,4 ( Nguồn: Phịng Tài chính - Kế tốn )

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ

Tọa lạc tại Khu công nghiệp Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Hưng Yên với diện tích gần 5 ha, diện tích mặt bằng nhà xưởng là 4 000 m2 được trang bị cơ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng nhân lực tại công ty cổ phần thƣơng mại và đầu tƣ forio (Trang 30)