.Lý luận về chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp lựa chọn đầu vào tối ƣu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH may thời trang nam phƣơng (Trang 26 - 27)

1.1.3.1. Khái niệm

“Chi phí sản xuất là tồn bộ các phí tổn để phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp phải bỏ ra, phải gánh chịu trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ như các chi phí để mua nguyên nhiên vật liệu. chi phí để trả lương cho người lao động, chi phí cho bộ máy quản lý, chi phí khấu hao máy móc,...”, (Phan Thế Cơng, 2014, tr.165).

“Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà máy sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho q trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhn”. (Kinh tế học vi mô 2006, Nhà xuất bản Giáo dục, tr.106).

“Có thể hiểu chi phí sản xuất của doanh nghiệp là những khoản chi bằng tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”. (Trần Thế Dũng, 2008).

Như vậy, dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng xét về bản chất có thể hiểu chi phí kinh doanh là những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các khoản chi bằng tiền khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

1.1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất

Có nhiều cách phân loại chi phí, căn cứ vào sự thay đổi của các yếu tố đầu vào, chi phí được phân chia thành 2 loại: chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn.

Chi phí ngắn hạn:

Phan Thế Cơng (2014, tr.167) đã nêu rõ: “Chi phí sản xuất trong ngắn hạn là các chi phí mà doanh nghiệp gánh chịu trong giai đoạn mà trong đó có ít nhất một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất khơng thay đổi”.

- Tổng chi phí ngắn hạn (TC): Là tồn bộ những phí tổn dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn. Do ngắn hạn sẽ có yếu tố đầu vào cố định và

yếu tố đầu vào biến đổi nên tổng chi phí trong ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ bao gồm hai bộ phận:

Tổng chi phí (TC) = Chi phí cố định (TFC) + Chi phí biến đổi (TVC)

- Chi phí cố định (TFC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào cố định như các chi phí liên quan đến tiền thuê, tiền khấu hao nhà xưởng, nhà máy, khấu hao máy móc,… Chi phí cố định khơng thay đổi cho dù sản lượng đẩu ra thay đổi. Như vậy, cho dù khơng sản xuất thì doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí cố định.

- Chi phí biến đổi (TVC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào biến đổi. Khi sản lượng đầu ra tăng lên, doanh nghiệp cần sử dụng đến nhiều yếu tố đầu vào biến đổi hơn và do vậy chi phí biến đổi cũng tăng lên. Khi khơng sản xuất chi phí biến đổi của doanh nghiệp bằng 0. Những chi phí biến đổi như: chi phí phí mua nguyên nhiên vật liệu, chi phí trả lương cho người lao động,…

Chi phí dài hạn (LTC):

“Tổng chi phí dài hạn (LTC) bao gồm tồn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh các hàng hóa hay dịch vụ trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất có thể thay đổi”. (Phan Thế Cơng, 2014, tr.174).

Trong dài hạn, tất cả các yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L) đều thay đổi, doanh nghiệp có thể có nhiều phương án kết hợp đầu vào khác nhau để sản xuất ra một mức sản lượng đầu ra. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả các doanh nghiệp sẽ ln chọn phương án kết hợp đầu vào có chi phí thấp nhất. Do đó có thể nói rằng, chi phí trong dài hạn chính là chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn tốt nhất (có chi phí trong ngắn hạn là thấp nhất) tương ứng với từng mức sản lượng đầu ra.

1.2. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HĨA CHI PHÍ SẢN XUẤT ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HĨA CHI PHÍ SẢN XUẤT

Giả sử doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ với hai yếu tố đầu vào là vốn (K) và lao động (L), với giá thuê một đơn vị lao động là w, giá thuê một đơn vị vốn là r (w và r là cố định).

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp lựa chọn đầu vào tối ƣu để tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH may thời trang nam phƣơng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)